... Sau khi đọc xong tôi thấy rùng mình như bị nhìn thấu tâm can, một cuốn sách khó nhằn - cuộc trò chuyện (chứ không phải hỏi đáp) thú vị ở chỗ: Người hỏi - Nguyễn Hoàng Diệu Thủy đã đọc kỹ cuốn sách và hiểu kỹ những điều mình muốn trao đổi. Và dịch giả Phạm Văn sẵn sàng trao đổi...
LTS: Tác phẩm “Trò chuyện trong quán La Catedral” của Mario Vargas Llosa, Nobel Văn học 2010, đã có mặt ở Việt Nam qua bản dịch của Phạm Văn, do Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam tổ chức xuất bản tháng 3 năm 2011. Tác phẩm đồ sộ hơn sáu trăm trang nói về thời nhà độc tài Manuel Odría cầm quyền ở Peru từ 1948 đến 1956. Bên cạnh những ly bia trong quán La Catedral, Santiago và Ambrosio kể lại cuộc đời đầy dằn vặt của họ. Đan chen các sự kiện lịch sử và hư cấu, tác giả phân tích vai trò của công dân trong một xã hội mất tự do dẫn đến băng hoại do họ trực tiếp hay gián tiếp tạo ra...
Xin giới thiệu với bạn đọc cuộc trò chuyện qua thư điện tử giữa Nguyễn Hoàng Diệu Thủy và dịch giả Phạm Văn bàn về tác phẩm này.
Một cuốn sách "khó nhằn"
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Trước hết xin cảm ơn dịch giả đã nhận lời trò chuyện. Tôi thấy rất thú vị với cuộc nói chuyện phi biên giới này: tôi ở Việt Nam, ông ở Mỹ, và chúng ta nói về Peru! Nói thật là tôi chỉ đọc cuốn "Trò chuyện" thôi cũng đã phải vật lộn rồi, còn dịch chắc là một sự tra tấn. Vì sao ông lại nhận lời dịch nó?
Phạm Văn: Hơn hai năm trước Công ty Nhã Nam đề nghị tôi dịch "Trò chuyện trong quán La Catedral" của Mario Vargas Llosa. Tôi thích tác phẩm và nhận làm vì cách kể chuyện độc đáo, và nhất là trong đó có nhiều nhân vật quen thuộc. Tôi gặp Santiago, Amalia, Cayo, Ambrosio… ở khắp nơi, trên khắp nẻo đường từ trong nước ra tới ngoài nước. Peru là một nước đang phát triển như Việt Nam, với đủ loại vấn đề... "Trò chuyện" cho tôi cơ hội nhìn lại mình và quê hương qua những sự kiện xảy ra ở một nơi khác, xa xôi mà gần gũi.
Thêm một vài lý do nữa để tôi thấy “sự tra tấn” đó đối với tôi chấp nhận được, chưa kể là có một ít tiền tiêu.
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Ban đầu tôi đã băn khoăn: cuốn tiểu thuyết dày cộp về nước Peru từ mấy chục năm trước liệu có hấp dẫn người đọc Việt Nam. Nhưng sau khi đọc xong tôi thấy rùng mình như bị nhìn thấu tâm can. Quả thật, mặc dù khác xa về mặt địa lý, chủng tộc, lịch sử, Peru vẫn chia sẻ với Việt Nam một số kinh nghiệm....
Phạm Văn: Chúng ta thường tò mò về những chuyện ở tận đâu đâu của Leo Tolstoy, Gabriel García Márquez, Mark Twain… Chúng ta băn khoăn về những suy nghĩ của Andrei Bolkonsky khi ông nằm chờ chết trên chiến trường nhìn áng mây bay, hồi hộp theo dõi những thăng trầm của dòng họ Buendía huyền thoại, náo nức với cuộc phiêu lưu trên sông Mississippi của Huckleberry Finn… Tác phẩm của họ có những giá trị phổ quát, vượt không gian, vượt thời gian.
Riêng "Trò chuyện", xuất bản từ năm 1969, vẫn là câu chuyện của thời hiện tại, nhất là ở các nước đang phát triển. Nhiều vấn đề trong tác phẩm vẫn hiện diện trước mắt chúng ta và trong từng người. Chúng ta có thể trăn trở với những day dứt của Santiago, đồng cảm với Ambrosio và Amalia, tức giận vì Cayo và Fermín, ghê tởm với những trò ăn cắp đê tiện của bè lũ cầm quyền...được thể hiện trong cuốn sách. Trong từng trang sách, quả thực là chúng ta thấy phòng khách của giới thượng lưu và quan chức tồi tệ hơn nhà thổ, tình bạn của cô điếm Queta và những kẻ bần cùng đáng trọng hơn mối quan hệ của chính trị gia. Từ đó chúng ta hình dung lại xã hội chung quanh, đánh giá lại những nếp nghĩ quen thuộc, rồi đặt vấn đề với cuộc sống của mình.
LTS: Tác phẩm “Trò chuyện trong quán La Catedral” của Mario Vargas Llosa, Nobel Văn học 2010, đã có mặt ở Việt Nam qua bản dịch của Phạm Văn, do Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam tổ chức xuất bản tháng 3 năm 2011. Tác phẩm đồ sộ hơn sáu trăm trang nói về thời nhà độc tài Manuel Odría cầm quyền ở Peru từ 1948 đến 1956. Bên cạnh những ly bia trong quán La Catedral, Santiago và Ambrosio kể lại cuộc đời đầy dằn vặt của họ. Đan chen các sự kiện lịch sử và hư cấu, tác giả phân tích vai trò của công dân trong một xã hội mất tự do dẫn đến băng hoại do họ trực tiếp hay gián tiếp tạo ra...
Xin giới thiệu với bạn đọc cuộc trò chuyện qua thư điện tử giữa Nguyễn Hoàng Diệu Thủy và dịch giả Phạm Văn bàn về tác phẩm này.
Một cuốn sách "khó nhằn"
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Trước hết xin cảm ơn dịch giả đã nhận lời trò chuyện. Tôi thấy rất thú vị với cuộc nói chuyện phi biên giới này: tôi ở Việt Nam, ông ở Mỹ, và chúng ta nói về Peru! Nói thật là tôi chỉ đọc cuốn "Trò chuyện" thôi cũng đã phải vật lộn rồi, còn dịch chắc là một sự tra tấn. Vì sao ông lại nhận lời dịch nó?
![]() |
Bìa tác phẩm “Trò chuyện trong quán La Catedral” |
Phạm Văn: Hơn hai năm trước Công ty Nhã Nam đề nghị tôi dịch "Trò chuyện trong quán La Catedral" của Mario Vargas Llosa. Tôi thích tác phẩm và nhận làm vì cách kể chuyện độc đáo, và nhất là trong đó có nhiều nhân vật quen thuộc. Tôi gặp Santiago, Amalia, Cayo, Ambrosio… ở khắp nơi, trên khắp nẻo đường từ trong nước ra tới ngoài nước. Peru là một nước đang phát triển như Việt Nam, với đủ loại vấn đề... "Trò chuyện" cho tôi cơ hội nhìn lại mình và quê hương qua những sự kiện xảy ra ở một nơi khác, xa xôi mà gần gũi.
Thêm một vài lý do nữa để tôi thấy “sự tra tấn” đó đối với tôi chấp nhận được, chưa kể là có một ít tiền tiêu.
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Ban đầu tôi đã băn khoăn: cuốn tiểu thuyết dày cộp về nước Peru từ mấy chục năm trước liệu có hấp dẫn người đọc Việt Nam. Nhưng sau khi đọc xong tôi thấy rùng mình như bị nhìn thấu tâm can. Quả thật, mặc dù khác xa về mặt địa lý, chủng tộc, lịch sử, Peru vẫn chia sẻ với Việt Nam một số kinh nghiệm....
Phạm Văn: Chúng ta thường tò mò về những chuyện ở tận đâu đâu của Leo Tolstoy, Gabriel García Márquez, Mark Twain… Chúng ta băn khoăn về những suy nghĩ của Andrei Bolkonsky khi ông nằm chờ chết trên chiến trường nhìn áng mây bay, hồi hộp theo dõi những thăng trầm của dòng họ Buendía huyền thoại, náo nức với cuộc phiêu lưu trên sông Mississippi của Huckleberry Finn… Tác phẩm của họ có những giá trị phổ quát, vượt không gian, vượt thời gian.
Riêng "Trò chuyện", xuất bản từ năm 1969, vẫn là câu chuyện của thời hiện tại, nhất là ở các nước đang phát triển. Nhiều vấn đề trong tác phẩm vẫn hiện diện trước mắt chúng ta và trong từng người. Chúng ta có thể trăn trở với những day dứt của Santiago, đồng cảm với Ambrosio và Amalia, tức giận vì Cayo và Fermín, ghê tởm với những trò ăn cắp đê tiện của bè lũ cầm quyền...được thể hiện trong cuốn sách. Trong từng trang sách, quả thực là chúng ta thấy phòng khách của giới thượng lưu và quan chức tồi tệ hơn nhà thổ, tình bạn của cô điếm Queta và những kẻ bần cùng đáng trọng hơn mối quan hệ của chính trị gia. Từ đó chúng ta hình dung lại xã hội chung quanh, đánh giá lại những nếp nghĩ quen thuộc, rồi đặt vấn đề với cuộc sống của mình.
Bài học đạt được, nếu có, dường như phải bắt đầu từ nỗ lực nhìn lại mình trong hoàn cảnh cụ thể của môi trường mình đang sống.
Những cuộc "giải phẫu" không khoan nhượng
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Toàn cảnh Peru hiện ra sắc nét qua ngòi bút cực kỳ năng động của Vargas Llosa. Tiểu thuyết được xây dựng trên những cuộc đối thoại bất tận, chồng chéo nhau, đan xen nhau khiến ranh giới thời gian-không gian bị xóa nhòa.
Bút pháp này thực sự đánh đố người đọc nắm bắt mạch truyện với hiệu quả ghê gớm. Các điểm nhìn di chuyển đến chóng mặt từ nhân vật này sang nhân vật khác. Một nhân vật, hay một sự kiện, đưa ra trong cuộc đối thoại thứ nhất sẽ bị phán xét trong cuộc đối thoại thứ hai, rồi lại tiếp tục được đối chiếu trong cuộc đối thoại thứ ba, thứ tư…Và như vậy, sự kiện được soi chiếu từ nhiều góc, hiện lên ba chiều trong không gian, rõ đến mức như có thể chạm vào.
Việc đánh nhòa không gian và thời gian của các đối thoại tạo ra sự giãn nở của bối cảnh và làm cho người ta cảm thấy sức nặng khủng khiếp của hiện thực. Mặt khác, nó đặt tất cả các cấu trúc xã hội, lý thuyết chính trị và nhân vật thuộc mọi tầng lớp lên một mặt phẳng lớn để “giải phẫu”. Một cuộc giải phẫu sòng phẳng và không khoan nhượng đã phơi bày các vấn đề của Peru.
Phạm Văn: Tôi rất thích nhận xét của chị về việc mọi giá trị nêu ra trong tác phẩm đều bị phán xét liên tục qua các đoạn đối thoại khác nhau đặt sát cạnh nhau. Với bố cục gẫy vụn và đảo lộn thứ tự thời gian, lúc đầu người đọc có thể khó theo dõi, nhưng khi các nhân vật dần dần hiện rõ cá tính thì việc hiểu mạch truyện không còn phức tạp lắm nữa.
"Trò chuyện" như một bản trường ca, trong đó có những tiểu truyện của nhiều nhân vật. Có thể nói tác phẩm là hình ảnh hỗn loạn của một cuộc đổi đời hay sau một trận thiên tai. Hàng trăm nhân vật tràn ngập, hàng chục cuộc đối thoại chồng chất như bức tranh cắt dán, tạo cảm giác biến động và căng thẳng không ngừng.
Y phục rực rỡ của thổ dân da đỏ miền núi, vẻ nhếch nhác trong khu ổ chuột da đen, hương vị của món ớt nhồi vùng Arequipa, tiếng huyên náo từ các cuộc biểu tình, lời thì thầm của sinh viên họp bàn chống chính phủ, mặt trái nhem nhuốc của văn chương và nghề báo, sự chung thủy của các cô điếm, bữa tiệc nhầy nhụa của kẻ cầm quyền…, tất cả hoà trong cách dựng truyện rối bời độc đáo của tác giả...
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Thế giới nhân vật gồm đủ mọi tầng lớp và hầu hết đều méo mó: kẻ thất vọng chán chường, kẻ khô xác cằn cỗi vì tham quyền, kẻ phù phiếm giả tạo, kẻ phát điên hoang tưởng, kẻ cùng quẫn… Có lẽ trong xã hội héo úa thì con người không thể sống tròn trịa tự nhiên?
Ngay cả Santiago, sớm nhận ra bản chất của hiện thực, muốn đổi thay nhưng thất bại, buông xuôi. “Ở đất nước này một kẻ không làm khốn nạn đời mình sẽ làm khốn nạn đời người khác”. Santiago đã kết luận như vậy, và anh chọn cách thứ nhất – làm khốn nạn đời mình. Xuất thân từ một gia đình tư sản giàu sụ, Santiago bỏ gia đình, bỏ đại học, kiếm sống bằng những bài viết chống chó dại trên báo, lấy người vợ bình thường, sống tùng tiệm. Santiago biết mình không muốn làm gì: ấy là không muốn hòa vào cái trật tự hiện hữu; nhưng không biết mình thích gì: chưa tìm ra được giá trị mới nào để mà thay đổi.
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Kết thúc tác phẩm, cuộc đối thoại vẫn chưa dừng lại: Santiago chưa tìm thấy hướng đi cho đời mình; Ambrosio chưa biết khi nào được sống như một người bình thường; và bộ máy chính quyền mới ở Peru vẫn ăn cắp, chỉ “tế nhị” hơn trước.
Tôi thấy cuộc đối thoại như "Trò chuyện trong quán La Catedral" luôn luôn cần thiết cho sự tiến bộ của mọi xã hội. Phải giải phẫu để phanh phui các vấn đề, chỉ ra các căn nguyên, cho dù giải pháp vẫn còn để ngỏ. Tác phẩm u ám và hỗn độn này không khẳng định một giá trị nào, nhưng nó bày ra một hiện thực nhức nhối, buộc người đọc phải băn khoăn với cuộc tìm kiếm của Santiago, khiến cuộc tìm kiếm được mở rộng, nối dài, để đến một lúc nào đó, ở đâu đó ngoài tác phẩm, người ta tìm được những điều có ý nghĩa.
Phạm Văn: Đúng thế. "Trò chuyện" là bức tranh chưa hoàn tất. Vargas Llosa không cho các nhân vật của ông một chỗ để trốn tránh.
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Thế giới nhân vật gồm đủ mọi tầng lớp và hầu hết đều méo mó: kẻ thất vọng chán chường, kẻ khô xác cằn cỗi vì tham quyền, kẻ phù phiếm giả tạo, kẻ phát điên hoang tưởng, kẻ cùng quẫn… Có lẽ trong xã hội héo úa thì con người không thể sống tròn trịa tự nhiên?
Ngay cả Santiago, sớm nhận ra bản chất của hiện thực, muốn đổi thay nhưng thất bại, buông xuôi. “Ở đất nước này một kẻ không làm khốn nạn đời mình sẽ làm khốn nạn đời người khác”. Santiago đã kết luận như vậy, và anh chọn cách thứ nhất – làm khốn nạn đời mình. Xuất thân từ một gia đình tư sản giàu sụ, Santiago bỏ gia đình, bỏ đại học, kiếm sống bằng những bài viết chống chó dại trên báo, lấy người vợ bình thường, sống tùng tiệm. Santiago biết mình không muốn làm gì: ấy là không muốn hòa vào cái trật tự hiện hữu; nhưng không biết mình thích gì: chưa tìm ra được giá trị mới nào để mà thay đổi.
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Kết thúc tác phẩm, cuộc đối thoại vẫn chưa dừng lại: Santiago chưa tìm thấy hướng đi cho đời mình; Ambrosio chưa biết khi nào được sống như một người bình thường; và bộ máy chính quyền mới ở Peru vẫn ăn cắp, chỉ “tế nhị” hơn trước.
Tôi thấy cuộc đối thoại như "Trò chuyện trong quán La Catedral" luôn luôn cần thiết cho sự tiến bộ của mọi xã hội. Phải giải phẫu để phanh phui các vấn đề, chỉ ra các căn nguyên, cho dù giải pháp vẫn còn để ngỏ. Tác phẩm u ám và hỗn độn này không khẳng định một giá trị nào, nhưng nó bày ra một hiện thực nhức nhối, buộc người đọc phải băn khoăn với cuộc tìm kiếm của Santiago, khiến cuộc tìm kiếm được mở rộng, nối dài, để đến một lúc nào đó, ở đâu đó ngoài tác phẩm, người ta tìm được những điều có ý nghĩa.
Phạm Văn: Đúng thế. "Trò chuyện" là bức tranh chưa hoàn tất. Vargas Llosa không cho các nhân vật của ông một chỗ để trốn tránh.
Xã hội chúng ta đang sống có thê thảm như vậy không? Giải pháp cho những vấn đề trước mắt là gì? Giá trị gì sẽ làm nền tảng lâu dài cho cuộc sống? Vargas Llosa không đưa ra một kết thúc cho các nhân vật của ông, và không bày sẵn câu trả lời hay một chuẩn mực dễ dãi cho người đọc.
Vargas Llosa - người đàn ông lịch lãm mà dữ dội
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Vargas Llosa viết tác phẩm này khi mới ngoài ba mươi nhưng có thể thấy ông hiểu đất nước mình tận chân tơ kẽ tóc. Không nghi ngờ gì là ông đã có một cuộc sống dấn thân sôi động: năm tuổi đã muốn thành nhà văn, thời thanh niên đã chọn chính trị - một chủ đề hiểm hóc làm vấn đề cơ bản cho đời văn, và năm 64 tuổi ra ứng cử tổng thống vì muốn có một cuộc dấn thân thực tế vào chính trị.
![]() |
Vargas Llosa hoàn toàn hấp dẫn kể cả ở tuổi 75: khuôn mặt đẹp trai, đôi mắt dữ dội và dáng vẻ vô cùng lịch lãm |
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Vargas Llosa viết tác phẩm này khi mới ngoài ba mươi nhưng có thể thấy ông hiểu đất nước mình tận chân tơ kẽ tóc. Không nghi ngờ gì là ông đã có một cuộc sống dấn thân sôi động: năm tuổi đã muốn thành nhà văn, thời thanh niên đã chọn chính trị - một chủ đề hiểm hóc làm vấn đề cơ bản cho đời văn, và năm 64 tuổi ra ứng cử tổng thống vì muốn có một cuộc dấn thân thực tế vào chính trị.
Vargas Llosa tin vai trò lớn lao của nhà văn là phải tham gia vào các cuộc tranh luận xã hội, không tách rời những vấn đề lớn của nhân dân, xã hội, đời sống, và cả cuộc đời ông đã ráo riết làm theo nguyên tắc ấy.
Thêm một điều nữa là từ góc độ giới tính tôi thấy Vargas Llosa hoàn toàn hấp dẫn kể cả ở tuổi 75: khuôn mặt đẹp trai, đôi mắt dữ dội và dáng vẻ vô cùng lịch lãm.
Phạm Văn: Vargas Llosa là nhân vật có thể gây nhiều tranh luận, từ một thanh niên sôi nổi thiên tả biến thành một ông già bảo thủ phái hữu. Khi còn rất trẻ, Vargas Llosa làm ký giả cho một tờ báo ở thủ đô Lima. Năm 1953, ông học Đại học San Marcos, dự các cuộc họp bí mật của nhóm sinh viên chống Odría, quan sát đời sống dân nghèo và tìm hiểu thế giới tội phạm. Qua đó ông gặp những người sau này sẽ trở thành nhân vật trong tác phẩm của ông. "Trò chuyện" là cách Vargas Llosa thời trẻ đặt vấn đề đối với đất nước và đồng bào ông.
Nhưng tôi nghĩ chính trị không phải là chủ đề của tác phẩm. Cái mà Vargas Llosa luôn luôn chú ý là sự tha hoá của cá nhân.
Thêm một điều nữa là từ góc độ giới tính tôi thấy Vargas Llosa hoàn toàn hấp dẫn kể cả ở tuổi 75: khuôn mặt đẹp trai, đôi mắt dữ dội và dáng vẻ vô cùng lịch lãm.
Phạm Văn: Vargas Llosa là nhân vật có thể gây nhiều tranh luận, từ một thanh niên sôi nổi thiên tả biến thành một ông già bảo thủ phái hữu. Khi còn rất trẻ, Vargas Llosa làm ký giả cho một tờ báo ở thủ đô Lima. Năm 1953, ông học Đại học San Marcos, dự các cuộc họp bí mật của nhóm sinh viên chống Odría, quan sát đời sống dân nghèo và tìm hiểu thế giới tội phạm. Qua đó ông gặp những người sau này sẽ trở thành nhân vật trong tác phẩm của ông. "Trò chuyện" là cách Vargas Llosa thời trẻ đặt vấn đề đối với đất nước và đồng bào ông.
Nhưng tôi nghĩ chính trị không phải là chủ đề của tác phẩm. Cái mà Vargas Llosa luôn luôn chú ý là sự tha hoá của cá nhân.
Trong khi xoay xở với những khó khăn của đời thường hay nỗ lực tìm một hướng đi lý tưởng, các nhân vật của Vargas Llosa để cho những liên hệ chính trị-xã hội-gia đình đè bẹp ý chí, làm ô uế từng góc cạnh nhỏ nhất trong đời họ. Họ vừa là nạn nhân, vừa là người chủ động hay thụ động tạo ra hoàn cảnh đày đọa mình. Sự tha hoá của từng cá nhân là nguyên nhân chính dẫn đến sự ung thối của chính trị và xã hội ở bất cứ nơi nào, biến những lý thuyết tốt đẹp nhất trở thành vô nghĩa và phù phiếm.
Chuyện "bếp núc" của nghề dịch
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Tôi không đủ khả năng để đối chiếu các bản tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Anh, nhưng tôi thấy bản tiếng Việt rất thuyết phục, với ngôn ngữ cô đọng súc tích, lột tả được giọng điệu của nguyên tác – như các giới phê bình đánh giá – là sắc lạnh, tốc độ và thê thảm. Chắc phải có nhiều chuyện bếp núc thú vị trong quá trình dịch và biên tập?
Phạm Văn: Vargas Llosa viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Tôi dịch "Trò chuyện" từ bản tiếng Anh của Gregory Rabassa. Tam sao thất bản ngay từ đầu! Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh có he, him. Tiếng Việt có khá nhiều từ tương đương: chàng, lão, hắn, gã, y, nó, anh ấy, ông ta, thằng đó, cậu ta, tên ấy... Mỗi từ tiếng Việt lại bao hàm sơ lược tính cách của nhân vật: già-trẻ, tốt-xấu… Sự phong phú về đại từ nhân xưng của tiếng Việt thường giúp người đọc dễ theo dõi mạch truyện hơn tiếng Anh, nhưng cũng có điểm dở của nó.
Tạm thí dụ bằng một đoạn xen lẫn hai cuộc đối thoại riêng biệt giữa Santiago với Ambrosio và Don Cayo với Don Fermín. Tiếng Anh viết: he told him, và câu nói có thể của bất cứ ai trong bốn người vì họ nghĩ giống nhau, nhưng độc giả biết (đôi khi mơ hồ) là ai đang nói trong ngữ cảnh ấy. Tiếng Việt sẽ phân biệt rõ hơn nếu gián tiếp ấn định Santiago là chàng, Ambrosio là hắn, Cayo là gã, và Fermín là ông.
Chuyện "bếp núc" của nghề dịch
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Tôi không đủ khả năng để đối chiếu các bản tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Anh, nhưng tôi thấy bản tiếng Việt rất thuyết phục, với ngôn ngữ cô đọng súc tích, lột tả được giọng điệu của nguyên tác – như các giới phê bình đánh giá – là sắc lạnh, tốc độ và thê thảm. Chắc phải có nhiều chuyện bếp núc thú vị trong quá trình dịch và biên tập?
Phạm Văn: Vargas Llosa viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Tôi dịch "Trò chuyện" từ bản tiếng Anh của Gregory Rabassa. Tam sao thất bản ngay từ đầu! Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh có he, him. Tiếng Việt có khá nhiều từ tương đương: chàng, lão, hắn, gã, y, nó, anh ấy, ông ta, thằng đó, cậu ta, tên ấy... Mỗi từ tiếng Việt lại bao hàm sơ lược tính cách của nhân vật: già-trẻ, tốt-xấu… Sự phong phú về đại từ nhân xưng của tiếng Việt thường giúp người đọc dễ theo dõi mạch truyện hơn tiếng Anh, nhưng cũng có điểm dở của nó.
Tạm thí dụ bằng một đoạn xen lẫn hai cuộc đối thoại riêng biệt giữa Santiago với Ambrosio và Don Cayo với Don Fermín. Tiếng Anh viết: he told him, và câu nói có thể của bất cứ ai trong bốn người vì họ nghĩ giống nhau, nhưng độc giả biết (đôi khi mơ hồ) là ai đang nói trong ngữ cảnh ấy. Tiếng Việt sẽ phân biệt rõ hơn nếu gián tiếp ấn định Santiago là chàng, Ambrosio là hắn, Cayo là gã, và Fermín là ông.
Trong câu tiếng Việt: hắn kể với chàng hay gã nói với ông, độc giả sẽ hiểu ngay ai đang nói với ai. Nhưng sự rõ ràng trong tiếng Việt sẽ làm mờ đi sự tương đồng mỉa mai giữa các nhân vật, xóa đi phần nào sự trần trụi của một thực tại phi ranh giới giữa tốt và xấu trong tác phẩm. Bản tiếng Việt của tôi thường chọn sự rõ ràng trong khi cố giữ nét mơ hồ sâu sắc nói trên, nhưng ít khi đạt được kết quả như ý muốn. Chúng ta thường nói “dịch là phản” mà.
Trong khi sửa bản dịch, biên tập viên của Nhã Nam đã dùng cả hai bản tiếng Anh và Tây Ban Nha. Chẳng hạn bản tiếng Anh dùng từ sympathy để dịch chữ solidaridad, Nhã Nam đề nghị đổi thành tình đoàn kết, đúng với ngữ cảnh hơn sự đồng tình hay sự ủng hộ. Hoặc bản tiếng Anh flesh and blood, tiếng Tây Ban Nha de carne y hueso giống y như tiếng Việt bằng xương bằng thịt. Những chuyện thú vị trong khi dịch thuật như vừa kể có rất nhiều, và điều này cho thấy vai trò quan trọng nhưng ít được độc giả biết đến của ban biên tập.
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy: Xin chúc dịch giả sức khỏe và mong được đọc những bản dịch tiếp theo của ông.
Phạm Văn: Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị này.