KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN

  Thứ bảy, 22/02/2025    
Tìm kiếm:    


 Thông báo
 
 CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU CHÍNH
 THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN - NĂM 2024
 DS BAN CÁN SỰ LỚP NĂM HỌC 2023-2024

Tài nguyên học tập

- Video chuyên đề:
Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh

   Đăng nhập  
  Tài khoản:  
  Mật khẩu:  
 
 
 PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
     ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: NGƯỜI THẦY - NGƯỜI TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU PHỐI MỌI HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 17:33 23/07/2012 [1476]
 
  
     ĐẶNG XUÂN SƠN Giảng viên khoa Sư Phạm


 
Trong nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI, vấn đề Học phải là học cách học
(Phương pháp) và vấn đề Dạy phải là dạy cách học cho người học. Đặc biệt, ở trường đại học khi người học là “một thành viên” của xã hội – Sinh viên, Học viên.
Bài viết này nhằm hướng đến đối tượng là những học viên ở các lớp cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục. Tuy nhiên, trong chừng mực nào  đó, nó cũng có những ý nghĩa nhất  định  đối với việc  đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong khối sinh viên đại học nói riêng và Trường Đại học Tiền Giang nói chung.
1. Mở đầu : 
Đổi mới PPDH - một cách hiểu ?
Có thể hiểu và nên hiểu đổi mới PPDH với các mức độ sau đây :
- Là sự cải tiến, hoàn thiện các PPDH đang sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy học
- Là việc bổ sung, phối hợp nhiều PPDH để khắc phục mặt hạn chế của các PPDH đang sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra
- Là sự thay  đổi PPDH  đang sử dụng bằng các PPDH mới tối  ưu, kết hợp
với việc sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện; từ đó hình thành nên các “kiểu” Dạy-Học mới với mong muốn đem lại hiệu quả cao hơn.
Cho dù đổi mới ở mức độ nào thì việc dạy - học cũng phải hướng đến “Dạy
- Học lấy học sinh làm trung tâm” với các tiêu chí sau đây:
Thứ nhất: Người dạy phải luôn luôn hướng đến người học, nắm được đặc điểm, kiểu tư duy của người học, dạy cho người học cái họ cần, giáo dục cần, xã hội
cần chứ không phải chỉ dạy cái mình có.
Thứ hai: Hoạt động hóa người học – giao việc, bằng nhiều phương thức tạo điều kiện buộc người học làm việc, người học phải là người chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng nhiều con  đường khác nhau - Tự mình “chuyển” chỗ  ở của khái niệm từ “quê hương” thứ nhất tới “quê hương” thứ hai - Tâm hồn mình.
Thứ ba: Hợp tác giữa các thành viên - Đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể trong dạy học 
(Người xưa có nói: “Học thầy không tày học bạn”)
Thứ tư: Thực hiện có hiệu quả “học đi đôi với hành” “lý luận gắn liền với thực tiễn”, khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của người học
Thứ năm: Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học truyền thông đa phương tiện, góp phần huy động tối đa các giác quan của người học tham gia vào quá trình dạy
học.
Thực tế đổi mới PPDH ở các lớp CBQLGD
Qua 20 khóa bồi dưỡng CBQL giáo dục tại Tiền Giang xin được rút ra một số vấn đề làm cơ sở thực tiễn cho việc hình thành một kiểu dạy học mới nhằm đạt đến
mục đích: Thầy là người tổ chức và điều phối mọi hoạt động của trò như sau:
Về đối tượng học tập:
35
 
Phần lớn nhiều tuổi và có thể có nhiều chênh lệch về tuổi, có vốn sống thực tế phong phú
Động cơ học tập theo một hệ thống thứ bậc đa dạng, phức tạp và có thể khác
nhau giữa các chủ thể.
Điều kiện học tập có nhiều khó khăn : Vừa học vừa làm, chỉ học hai ngày
nghỉ là thứ 7 và chủ nhật, sáng đi tối về…
Bản thân mình hoặc nhà trường của mình đã có những thành tích nhất định,
thậm chí thành tích cao.
Về chương trình, nội dung học tập :
Qua 6 lần hội thảo toàn quốc về kế hoạch, chương trình, tài liệu học tập…
cho các lớp CBQL GD giữa các trường, khoa, cơ sở có đào tạo, bồi dưỡng QLGD cho thấy: 
Về kế hoạch, chương trình mới chỉ có  ở bậc Tiểu học, còn  ở Mầm non và THCS thì Bộ chưa làm mà các trường phải tự xây dựng.
Về  đề cương bài giảng, giáo trình, các tài liệu tham khảo khác các trường cũng tự bắt tay cùng nhau biên soạn và thực hiện.
Thực tế cho thấy về chương trình cũng như về các tài liệu học tập  đã có nhiều chỗ cũng đã bắt đầu lạc hậu hoặc không còn phù hợp với điều kiện mới ở từng địa phương.
Trên cơ sở thực tiễn đó cùng với việc xác định rõ: Mục đích học tập (chiếm lĩnh cái gì?) Động cơ học tập (vì cái gì?) sẽ giúp cho người dạy thấy rõ cần phải dạy cái học viên cần, nhà trường cần, xã hội cần chứ không phải chỉ dạy cái mình có ! Mặt
khác cũng qua đó xác định vai trò của mình, mối quan hệ của mình với các học viên và “Hãy trở thành người tổ chức và điều phối mọi hoạt động của học viên ”
2. Hình thành kiểu dạy học mới : 
“Thầy - Người tổ chức và điều phối mọi hoạt động của trò”
 2.1 Điều kiện dạy học :
- Học viên có tài liệu học tập, tài liệu tham khảo
- Lớp học không quá đông (dưới 40 học viên)
- Chủ động thời gian học tập
- Học viên có ý thức học tập cao, sẵn sàng hợp tác
- Giảng viên có kinh nghiệm, nhiệt tình, tâm huyết
- Bàn ghế lớp học có thể di chuyển được 
- Đánh giá nên thực hiện dưới 2 hình thức : Viết thu hoạch hoặc làm tự luận
có sử dụng tài liệu
(Nâng cao: rang bị máy vi tính và các phương tiện dạy học khác – Projector
- thực hiện giáo án điện tử )
2.2 Qui trình gồm năm bước (5 khâu) như sau :
  Một : Trên lớp -  toàn lớp (5 – 10 phút) cuối tiết học trước
 Giảng viên nêu bản chất vấn đề cần nghiên cứu
 Giới thiệu các tài liệu cần đọc và hướng dẫn cách đọc
 Nêu một số câu hỏi có tính chất gợi mở - Giao nhiệm vụ
Hai : Ở nhà – cá nhân
  Đọc và phân tích tài liệu, liên hệ những vấn đề lí luận với thực tế cuộc sống
 Vấn đề nào đã hiểu - hiểu ntn ? Vấn đề nào chưa hiểu – vì sao ?
Ba : Trên lớp – nhóm 
36
 
  Chia nhóm, làm việc theo nhóm (mỗi nhóm từ 7 đến 8 thành viên) thực hiện các nhiệm vụ được giao
 Có nhóm trưởng điều hành, thư ký ghi biên bản
 Giảng viên quan sát, hướng dẫn, làm việc với từng nhóm, từng thành viên
Bốn : Trên lớp – toàn lớp
  Các nhóm trình bày vấn đề đã nghiên cứu và nêu những thắc mắc
 (Cách thức rất đa dạng)
  Các nhóm khác, các thành viên lắng nghe và bổ sung
 Giảng viên với tư cách là trọng tài khoa học có nhiệm vụ : Giải đáp các thắc mắc, hệ thống và chốt lại các nội dung, mở rộng nâng cao các kiến thức cần tiếp thu, gắn lý luận với thực tiễn, hướng dẫn cho bài học sau…
Năm : Ở nhà – cá nhân
 Mỗi người tự soạn lại nội dung bài học bằng ngôn ngữ riêng của mình
  Làm các bài tập, bài thu hoạch theo yêu cầu của giảng viên
Minh họa 1 bài học cụ thể :
HỌC PHẦN IV: Cải tiến công tác quản lý nhà trường Mâm non
Bài 1:
Tiêu chuẩn trường mầm non  đạt chuẩn Quốc Gia , xây dựng kế hoạch
phát triển nhà trường theo hướng chuẩn Quốc Gia
  -   Yêu cầu chuẩn bị: 
Thầy : Bên cạnh việc nắm vững vấn  đề lý luận, đặc biệt những tiêu chuẩn
trường mầm non nông thôn và trường mầm non thành thị đạt chuẩn Quốc Gia việc đi thực tế hai loại hình nhà trường này là hết sức cần thiết
  (Bản thân đã về mầm non An Hữu huyện Cái Bè và mầm non Sao Sáng
TP Mỹ Tho  để ghi âm, ghi hình, trao  đổi với BGH, cô nuôi, cô dạy…qua  đó nắm rõ quá trình phấn đấu, phát triển và quá trình hình thành trường chuẩn Quốc gia ở hai trường này)
Trò : Đọc kỹ các tài liệu đã được phát và chuẩn bị bài theo các yêu cầu của Thầy (Đặc biệt là liên hệ với thực tế nhà trường mình)
- Thực hiện theo 5 bước của kiểu dạy học nêu trên, có sử dụng công cụ hỗ trợ (PowerPoint ) để giới thiệu, minh họa một số hình ảnh, một số đoạn Video về cơ sở vật chất, tổ chức và hoạt động của hai nhà trường An Hữu, Sao Sáng
- Những câu hỏi vấn đáp và thảo luận:
@ Qua việc nghiên cứu hãy nêu những thắc mắc, suy nghĩ của bản thân mình ?
@ Trong các tiêu chuẩn đó tiêu chuẩn nào dễ thực hiện, tiêu chuẩn nào khó thực hiện ?
@ Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các tiêu chuẩn ở nhà trường của mình ?
- Bài tập thu hoạch: Trên cơ sở những tiêu chuẩn đã học gắn với thực tế nhà trường của mình, hãy xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường theo hướng chuẩn Quốc gia
3. Kết luận :
Đổi mới PPDH là một tất yếu khách quan, là một tiêu chí quan trọng đánh
giá việc Dạy và Học của mỗi nhà trường. Tuy nhiên việc căn cứ vào  điều kiện sư
37
 
phạm của từng trường, từng khoa, từng bộ môn… để có mô hình phù hợp và bước đi thích hợp là vấn đề hết sức quan trọng.
Việc  đổi mới PPDH như  đã trình bày  ở trên nếu  được thực hiện một cách
nghiêm túc sẽ :
- Hình thành được động cơ học tập đúng đắn, hứng thú học tập, sự say mê
trong nghiên cứu
- Phát huy được Tính tích cực, chủ động, tự giác, tính độc lập sáng tạo, khả
năng giao tiếp và ứng xử của mỗi học viên
- Làm thay  đổi  được cách làm việc của học viên: Chủ  động nghiên cứu
trước bài học, luôn  đối chiếu bài giảng với bài tự soạn  để bổ sung, luôn liên hệ với thực tế cuộc sống và nhà trường của mình
- Tạo điều kiện để học viên được tranh luận, phát biểu chính kiến của mình, khẳng định trước tập thể, hỗ trợ nhau trong học tập, hạn chế những thói quen chưa tốt
trong học tập và trong cuộc sống: Làm biếng, không chuẩn bị gì khi đến lớp, trên lớp chỉ biết nghe và ghi thụ động, thiếu tự tin thiếu mạnh dạn trong tranh luận, nghiên cứu và trong giao tiếp nói chung.
- Là cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện dạy học theo các dự án, các mô dun
và dạy học theo hệ thống tín chỉ cần phải  được triển khai trong các nhà trường  Đại Học hiện nay.
Vấn đề đổi mới PPDH thiết nghĩ không chỉ là phong trào, cũng không chỉ là một chủ trương gây sức ép từ phía các nhà quản lý giáo dục, bởi lẽ phong trào đôi khi như ngọn gió thổi qua còn áp lực quản lý đôi khi chỉ có hiệu qủa nhất thời, thậm chí tạo ra sự “đối phó”. Hãy hiểu và làm cho đổi mới PPDH như là một nhu cầu tất yếu của mỗi nhà giáo bằng nhiều biện pháp quản lý khác nhau !
 

 
Các tin khác liên quan :

      NĂNG LỰC CỦA HS CẦN ĐẠT THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI 16:57 05/03/2019 [1484]


      Xử lý các tình huống sư phạm 08:27 04/08/2012 [1473]


      Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá 11:04 25/07/2012 [1472]


      Bộ công cụ soạn bài giảng điện tử e-Learning 17:36 23/07/2012 [1473]


      Phương pháp dạy học tích cực - Dạy học sâu 17:35 23/07/2012 [1476]


      Những rào cản của đổi mới phương pháp dạy học ở đại học 17:31 23/07/2012 [1495]


      Bảy nguyên tắc dạy tốt ở bậc đại học 17:30 23/07/2012 [1472]


      3S cho một buổi thuyết trình ấn tượng 13:12 28/09/2011 [1474]


       20 Lời khuyên để ghi bài hiệu quả hơn 16:40 19/07/2011 [1474]



 Tiêu điểm
 
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 31 (Từ 24/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 30 (Từ 17/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 29 (Từ 10/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 25 (Từ 13/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 24 (Từ 06/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 23 (Từ 30/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 22 (Từ 23/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 21 (Từ 16/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 20 (Từ 09/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 19 (Từ 02/12/2024)


 Tin mới nhất
 
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 31 (Từ 24/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 30 (Từ 17/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 29 (Từ 10/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 25 (Từ 13/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 24 (Từ 06/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 23 (Từ 30/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 22 (Từ 23/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 21 (Từ 16/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 20 (Từ 09/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 19 (Từ 02/12/2024)
Trở lại đầu trang