KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN

  Thứ bảy, 22/02/2025    
Tìm kiếm:    


 Thông báo
 
 CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU CHÍNH
 THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN - NĂM 2024
 DS BAN CÁN SỰ LỚP NĂM HỌC 2023-2024

Tài nguyên học tập

- Video chuyên đề:
Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh

   Đăng nhập  
  Tài khoản:  
  Mật khẩu:  
 
 
 PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
     Những rào cản của đổi mới phương pháp dạy học ở đại học 17:31 23/07/2012 [1496]
 
  
     


Tại sao đã hơn 10 năm nay, đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn là một cuộc vận động sôi nổi của cả ngành giáo dục chứ không chỉ riêng giáo dục đại học? Và, trong 10 năm sau nữa, phương pháp dạy học có tiếp tục là vấn đề của nền giáo dục nước nhà hay không?
     Mười năm trước, phương pháp dạy học nhóm nhỏ từng được xem như một phương thức đặc trưng của đổi mới phương pháp dạy học. Ngày nay, các thiết bị trình chiếu được xem là không thể thiếu để đổi mới phương pháp dạy học. Mười năm trước chúng ta quan sát thấy các nhóm học sinh ngồi lại với nhau và một học sinh giỏi làm bài thay cho cả nhóm. Ngày nay, chúng ta nghe báo chí phản ảnh rằng sinh viên học sinh đang được chuyển từ "nghe - chép" sang "nhìn - chép".
Chúng ta biết rằng phương pháp là cách thức làm việc đạt hiệu quả đã được đúc kết. Nghiên cứu phương pháp là lần theo dấu vết của người đã đi đến đích để vẽ lại sơ đồ con đường họ đã đi. Các phương pháp dạy học truyền thống đã được phát triển đến đỉnh cao với "nghệ thuật diễn thuyết", hay được ghi dấu ấn với tên tuổi của triết gia Socrates. Phương thức học hợp tác nhóm đã làm các nhà nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu là giấy mực, với mọi khía cạnh được mổ xẻ, với rất nhiều những chỉ dẫn về kỹ năng của thầy và của trò. Các thiết bị công nghệ thông tin mang lại hiệu quả như thế nào đối với công việc dạy học là điều không cần phải bàn cãi nữa, và xu hướng tin học hoá nhà trường là không thể đảo ngược. Phương pháp dạy học đại học thực sự đã là một kho kiến thức rộng lớn để tìm hiểu và vận dụng. Bản thân phương pháp dạy học đại học là không có vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ con người sử dụng phương pháp và bối cảnh xung quanh anh ta.
Điều ngành giáo dục đang muốn thay đổi không phải là nghiên cứu lại các phương pháp dạy học về mặt lý luận, mà đó chính là từ bỏ lối dạy học theo kiểu truyền thụ một chiều, các hoạt động học tập đơn điệu thầy nói - trò nghe, thầy đọc - trò chép, thầy trình diễn - trò xem, và thi cử theo lối đánh giá khả năng ghi nhớ - tái hiện. Mục tiêu nên được nhắm đến là: quá trình dạy học phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu và năng lực của người học, người học học tập chủ động tích cực để hiểu biết kiến thức, phát triển kỹ năng, thành thạo tay nghề và có đạo đức nghề nghiệp, và tất nhiên là, tìm cách đánh giá cả sự phát triển tư duy chứ không chỉ có tích lũy tri thức.
     Chúng tôi cho rằng có hai rào cản quan trọng ngăn chặn tiến trình này. Thứ nhất là sự thiếu hụt kiến thức giáo dục học hiện đại ở một bộ phận không nhỏ các giảng viên đang và sẽ giảng dạy ở bậc đại học và thứ hai là điều kiện làm việc của họ.
Bằng chứng về sự thiếu hụt kiến thức này thì không khó để dẫn ra. Có rất nhiều giáo viên đề cập đến "phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm", nhưng cách mà họ lý giải thế nào là "lấy người học làm trung tâm" thì lại rất khác nhau và khác với văn bản gốc. Nhiều giáo viên không biết đến hệ thống phân loại các mục tiêu giáo dục - lĩnh vực nhận thức theo B. S. Bloom hay nói đơn giản là thang Bloom. Do vậy, các giáo viên này không bận tâm gì đến vấn đề chiến lược dạy học.
Đến với chương trình tập huấn về Phương pháp dạy học đại học do Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức, rất nhiều giáo viên chỉ có một yêu cầu "được tiếp thu kinh nghiệm truyền thụ kiến thức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh". Cũng có các giáo viên yêu cầu chúng tôi cung cấp các giáo án mẫu, cho xem các băng hình về các giờ dạy đổi mới phương pháp, để hiểu rằng "phương pháp mới" là như thế nào, và để bắt chước mà đổi mới theo. Lớp học của chúng tôi cũng là nơi để các học viên chia sẻ kinh nghiệm về các phương pháp dạy học truyền thống. Các giáo án và băng hình giờ dạy ở phổ thông thì thích hợp để cả lớp bao gồm những giáo viên đại học có chuyên môn khác nhau cùng xem và thảo luận, nhưng đó tài liệu tham khảo, không thể là "mẫu".
Chúng tôi nói với các học viên của mình là: Có một loại "mẫu" từ trước đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi, đó là các sinh viên tốt nghiệp được giữ lại trường đại học để làm công tác giảng dạy đã sử dụng đề cương bài giảng của thầy mình, và lên lớp dạy giống y như cách mà thầy đã dạy mình, nhưng đó không phải là điều đáng khuyến khích.
Chúng tôi chia sẻ với lớp học của mình các vấn đề về mục tiêu dạy học, kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học, và về đánh giá kết quả học tập của người học. Chúng tôi kỳ vọng các học viên của mình trở về với công việc giảng dạy, mỗi khi họ lựa chọn việc thuyết trình cho sinh viên nghe hay yêu cầu sinh viên làm việc theo nhóm, họ biết rõ họ đang muốn người học chiếm lĩnh được mục tiêu học tập nào với cách thức ra sao.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng rất e ngại là những gì chúng tôi cố gắng làm các học viên của mình thay đổi, sẽ nhanh chóng bị quên lãng do những điều kiện thực tế ở nhà trường nơi họ giảng dạy không thích hợp để vận dụng những gì đã được học.
Trong phần nói về rào cản thứ hai này, vấn đề đầu tiên mà chúng tôi đề cập là tỷ lệ giờ học trên lớp của sinh viên đại học hiện nay quá cao, thời gian dành cho tự học quá hạn chế. Trong giờ học trên lớp sinh viên có thể không có máy tính, có thể không truy cập được internet. Thời gian làm việc trực tiếp với giáo viên thì nhiều, thời gian tiếp cận với các nguồn tài nguyên học tập khác thì hạn chế. Do vậy, giáo viên tìm thông tin, chế biến thông tin rồi "trút" sang cho trò thì hợp lý hơn là yêu cầu sinh viên tự tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là các phương pháp truyền thống vẫn đang thích hợp hơn là các phương pháp dạy học có tổ chức các hoạt động học tập đa dạng cho người học. Tiếp nữa, sinh viên vừa mới tiếp nhận kiến thức, chưa có thời gian để "ngấm", giáo viên không thể yêu cầu họ phân tích, tổng hợp hay đánh giá, do vậy, giáo viên thường có khuynh hướng rút ra kết luận "sẵn" cho người học trong mọi vấn đề. Điều này có nghĩa là dạy kiến thức vẫn đang được chú trọng, dạy kỹ năng tư duy vẫn đang bị xao lãng.
 
Số giờ học trên lớp của sinh viên quá nhiều khiến cho nhu cầu về phòng học đang là gánh nặng của hầu hết các trường đại học. Hiếm có lớp học nào được sử dụng riêng cho mình một phòng học. Mỗi phòng học "gánh" trên mình nó quá nhiều lớp học kể cả chính quy và không chính quy, trong giờ và ngoài giờ. Thế thì không có phòng học nào được thiết kế để có chức năng sử dụng đặc thù chỉ dành cho một lớp học duy nhất, không có lớp học nào có được một không gian phòng học thân thiện với lịch học treo tường, sản phẩm của các hoạt động học tập được trưng bày... Bởi vì phải may một "cái áo" cho nhiều "cơ thể" dùng chung, nên hầu như tất cả các phòng học được xếp đầy bàn ghế để có được nhiều chỗ ngồi nhất, và thống nhất với một sơ đồ ngang - dọc, người học người ngồi sau nhìn thấy lưng người trước, tất cả hướng về khu vực phía trước lớp học, nơi có bảng đen và bàn giáo viên. Sơ đồ lớp học này thích hợp với lối tương tác một chiều từ giáo viên đến tất cả sinh viên, hoặc có thể là lối tương tác hai chiều giữa giáo viên với một sinh viên nào đó. Nó hạn chế lối tương tác đa chiều trong lớp học bao gồm giáo viên - sinh viên, sinh viên - giáo viên, sinh viên - sinh viên. Đến lúc này thì cấu trúc phòng học trở thành rào cản của việc tổ chức các hoạt động học tập đa dạng trên lớp.
Trở lại với vấn đề điều kiện làm việc của giảng viên đại học, chúng tôi nhận thấy rằng các giảng viên hiện đang làm việc rất độc lập. Mỗi giảng viên chịu trách nhiệm giảng dạy một số học phần ở một số lớp. Các giảng viên hiện nay có thể không cần quan tâm nhiều lắm đến công việc của giảng viên khác và ít làm việc theo nhóm. Do vậy, họ cũng khó có thể hướng dẫn cho sinh viên về kỹ năng này. Với cơ chế làm việc độc lập như vậy, các giảng viên cũng có thể không cần quan tâm đến tổng thể chương trình đào tạo. Trong khi đó chương trình đào tạo của mỗi ngành học cần được xác định rõ mục tiêu cụ thể của từng học phần, có học phần nhắm đến việc cung cấp kiến thức chuyên ngành, cũng có học phần thích hợp để rèn luyện các kỹ năng chung (kỹ năng mềm), và cũng có các học phần nhằm trang bị kinh nghiệm nghề nghiệp cho sinh viên. Nếu không quan tâm đến vấn đề này, các giáo viên sẽ chỉ chú trọng đến kiến thức mà không có sự quan tâm đầy đủ đến việc dạy kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên.
Từ những phân tích trên chúng tôi đề xuất 03 giải pháp để phá dỡ các rào cản hiện tồn tại trong tiến trình đổi mới hoạt động dạy học ở các trường đại học:
1. Thứ nhất: Các trường đại học cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, và đào tạo lại về nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên.
2. Thứ hai: Cần cân đối tỷ lệ giờ học trên lớp và giờ tự học khi xây dựng và thực hiện học chế tín chỉ, số giờ tự học nhất thiết phải nhiều hơn số giờ học trực tiếp với giảng viên trên lớp. Chế độ làm việc của giáo viên cần phải quan tâm tính đến công việc hướng dẫn việc tự học của sinh viên, và giờ làm việc với sinh viên qua email.
3.Thứ ba: Cần phải xây dựng một hệ thống cấp bậc trong giảng viên đại học. Các giảng viên phải qua giai đoạn làm trợ giảng trước khi chính thức trở thành giảng viên. Các giảng viên có thâm niên, có học vị, có khả năng cần được bớt giờ dạy để nhận nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chương trình học của bộ môn và chương trình đào tạo của ngành học.
                                      (ThS.Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang, Viện Nghiên cứu Giáo dục )
 

 
Các tin khác liên quan :

      NĂNG LỰC CỦA HS CẦN ĐẠT THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI 16:57 05/03/2019 [1484]


      Xử lý các tình huống sư phạm 08:27 04/08/2012 [1473]


      Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá 11:04 25/07/2012 [1472]


      Bộ công cụ soạn bài giảng điện tử e-Learning 17:36 23/07/2012 [1474]


      Phương pháp dạy học tích cực - Dạy học sâu 17:35 23/07/2012 [1476]


      ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: NGƯỜI THẦY - NGƯỜI TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU PHỐI MỌI HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 17:33 23/07/2012 [1476]


      Bảy nguyên tắc dạy tốt ở bậc đại học 17:30 23/07/2012 [1472]


      3S cho một buổi thuyết trình ấn tượng 13:12 28/09/2011 [1474]


       20 Lời khuyên để ghi bài hiệu quả hơn 16:40 19/07/2011 [1474]



 Tiêu điểm
 
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 31 (Từ 24/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 30 (Từ 17/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 29 (Từ 10/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 25 (Từ 13/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 24 (Từ 06/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 23 (Từ 30/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 22 (Từ 23/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 21 (Từ 16/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 20 (Từ 09/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 19 (Từ 02/12/2024)


 Tin mới nhất
 
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 31 (Từ 24/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 30 (Từ 17/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 29 (Từ 10/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 25 (Từ 13/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 24 (Từ 06/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 23 (Từ 30/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 22 (Từ 23/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 21 (Từ 16/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 20 (Từ 09/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 19 (Từ 02/12/2024)
Trở lại đầu trang