KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN

  Thứ bảy, 22/02/2025    
Tìm kiếm:    


 Thông báo
 
 CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU CHÍNH
 THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN - NĂM 2024
 DS BAN CÁN SỰ LỚP NĂM HỌC 2023-2024

Tài nguyên học tập

- Video chuyên đề:
Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh

   Đăng nhập  
  Tài khoản:  
  Mật khẩu:  
 
 
 TIN KHOA HỌC-GIÁO DỤC
     TÌM HIỂU VỀ CHƯƠNG TRÌNH PISA 08:57 04/12/2013 [1474]
 
  
     Với số điểm trung bình 511, học sinh 15 tuổi của Việt Nam đứng thứ 17 trong 63 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự kì thi uy tín PISA, xếp trên cả Anh, Pháp, Đan mạch, Mỹ, Úc, Áo... Vậy chương trình PISA là gì? Mời các bạn tìm hiểu thêm tại đây nhé!

1. PISA là gì?

                  PISA là chữ viết tắt của “Programme for International Student Assesment - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới -Organization for Economic Cooperation and Development) khởi xướng và chỉ đạo.

 2. Đặc điểm của PISA

PISA nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kỳ. Hiện đã có hơn 60 nước tham gia vào cuộc khảo sát có chu kỳ 3 năm 1 lần này để theo dõi tiến bộ của mình trong phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản.

2.1. Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.

2.2. Tính độc đáo của PISA cũng thể hiện ở những vấn đề:

- Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho các câu hỏi như “Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?”...

- Hiểu biết phổ thông (literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA xem xét khả năng của học sinh ứng dụng các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản, khả năng phân tích, lý giải và truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.

- Học tập suốt đời (lifelong learning): Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần thiết trong nhà trường. Để trở thành những người học suốt đời có hiệu quả, thanh niên không những phải có kiến thức và kỹ năng mà còn cả ý thức về lý do và cách học. PISA không những đo cả việc thực hiện của học sinh về đọc hiểu, toán và khoa học mà còn hỏi học sinh cả về động cơ, niềm tin về bản thân cũng như các chiến lược học tập.

 3. Mục tiêu của PISA

 Mục tiêu của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc phần giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào.

Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các chương trình giáo dục quốc gia. Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ thông”.

Để làm được việc đó PISA thu thập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu có  thểso sánh được ở tầm quốc tế cũng như xu hướng của dữ liệu quốc gia về trình độ đọc hiểu, toán học và khoa học của học sinh độ tuổi 15.

 4. Các lĩnh vực năng lực phổ thông (literacy domain) được đánh giá trong PISA

Khái niệm literacy (tạm dịch là năng lực phổ thông) là một khái niệm quan trọng trong việc xác định nội dung đánh giá của PISA.Việc xác định khái niệm này xuất phát từ quan tâm tới những điều mà một học sinh sau giai đoạn giáo dục cơ sở cần biết, trân trọng và có khả năng thực hiện – những điều cần thiết chuẩn bị cho cuộc sống trong một xã hội hiện đại. Các lĩnh vực năng lực phổ thông về làm toán, về khoa học, về đọc hiểu được sử dụng trong PISA.

Năng lực làm toán phổ thông (mathematic literacy): Năng lực của một cá nhân để nhận biết về vai trò của toán học trong thế giới, biết dựa vào toán học để đưa ra những suy đoán có nền tảng vững chắc vừa đáp ứng được các nhu cầu của đời sống cá nhân vừa như một công dân biết suy luận, có mối quan tâm và có tính xây dựng. Đó là năng lực phân tích, lập luận và truyền đạt ý tưởng (trao đổi thông tin) một cách hiệu quả thông qua việc đặt ra, hình thành và giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống và hoàn cảnh khác nhau.

Năng lực đọc hiểu phổ thông (reading literacy): Năng lực của một cá nhân để hiểu, sử dụng và phản ánh trên văn bản viết, nhằm đạt được mục đích, nâng cao kiến thức và tiềm năng của cá nhân đó và tham gia vào đời sống xã hội. Trong định nghĩa này cần lưu ý: Khái niệm biết đọc như là sự giải mã và thấu hiểu tư liệu bao hàm cả việc hiểu, sử dụng và phản hồi về những thông tin với nhiều mục đích khác nhau.

Năng lực khoa học phổ thông (science literacy): Năng lực của một cá nhân biết sử dụng kiến thức khoa học để xác định các câu hỏi và rút ra kết luận dựa trên chứng cứ để hiểu và đưa ra quyết định về thế giới tự nhiên và thông qua hoạt động của con người, thực hiện việc thay đổi thế giới tự nhiên.

 5. Đối tượng đánh giá

Học sinh trong độ tuổi 15 (được định nghĩa chính xác là từ 15 tuổi 3 tháng đến 16 tuổi 2 tháng) đang theo học ở chương trình phổ thông và giáo dục thường xuyên. Một tỷ lệ học sinh được chọn theo mẫu ngẫu nhiên, không phân biệt đang học lớp nào, sẽ được chọn để tiến hành đánh giá, tuy nhiên các quốc gia tham gia có thể chọn một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ chung của PISA nếu thấy cần có các phân tích chi tiết hơn về tình hình giáo dục trong nước.

 6. Những quốc gia đã tham gia PISA

 Tất cả các nước thành viên OECD, cùng với một số quốc gia đối tác khác. Kỳ đánh giá năm 2000 có 43 nước tham gia, năm 2003 có 41 nước, năm 2006 có 57 nước và năm 2009 có 67 nước trong đó Đông Nam Á có các nước Thailand, Indonesia tham gia từ năm 2000, Singapore từ năm 2009, Việt Nam sẽ tham gia năm 2012. Năm 2011 sẽ tiến hành thử nghiệm ở Việt Nam và tỉnh Gia Lai có trong danh sách các tỉnh tham gia thử nghiệm do đó trong các ngày từ 25 đến 28/11/2010 Văn phòng PISA Việt Nam đã tiến hành khảo sát, tập huấn ở tỉnh ta.   

 Theo nhận định của nhiều chuyên gia, PISA là cuộc khảo sát tin cậy về kiến thức và kỹ năng của học sinh song chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn khi lần đầu tiên Việt Nam tham gia PISA.

 

 
Các tin khác liên quan :

      Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới (2018 - 2023) 14:39 05/03/2019 [1481]


      TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ 15-02-2019 07:47 05/03/2019 [1473]


      STEM LÀ GÌ ? ... 07:31 05/03/2019 [1475]


      Chính phủ quy định nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo 06:00 09/06/2017 [1474]


      Sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên 16:34 26/05/2017 [1472]


      6 cách để tìm lại chính mình 22:42 30/03/2013 [1473]


      10 vấn đề nóng của nền giáo dục Việt Nam 11:06 02/12/2012 [1473]


      Hơn 1 triệu giáo viên sẽ có máy tính giá rẻ 11:12 20/11/2011 [1475]


      Nỗi niềm một giảng viên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 18:34 18/11/2011 [1474]


      Phó giáo sư 29 tuổi 12:39 12/11/2011 [1474]


      Phụ cấp thâm niên cho hơn 1 triệu nhà giáo từ 1/9/2011 10:49 08/10/2011 [1473]


      Giới vật lý hoài nghi việc hạt bay nhanh hơn ánh sáng 21:50 27/09/2011 [1474]


      Giáo dục là giải phóng năng lượng 07:17 16/09/2011 [1473]


      Những thói quen “xấu” dân văn phòng chớ bỏ 10:56 08/09/2011 [1473]


      Chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo 16:10 08/07/2011 [1474]



 Tiêu điểm
 
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 31 (Từ 24/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 30 (Từ 17/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 29 (Từ 10/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 25 (Từ 13/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 24 (Từ 06/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 23 (Từ 30/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 22 (Từ 23/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 21 (Từ 16/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 20 (Từ 09/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 19 (Từ 02/12/2024)


 Tin mới nhất
 
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 31 (Từ 24/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 30 (Từ 17/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 29 (Từ 10/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 25 (Từ 13/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 24 (Từ 06/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 23 (Từ 30/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 22 (Từ 23/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 21 (Từ 16/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 20 (Từ 09/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 19 (Từ 02/12/2024)
Trở lại đầu trang