KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN

  Chủ nhật, 23/02/2025    
Tìm kiếm:    


 Thông báo
 
 CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU CHÍNH
 THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN - NĂM 2024
 DS BAN CÁN SỰ LỚP NĂM HỌC 2023-2024

Tài nguyên học tập

- Video chuyên đề:
Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh

   Đăng nhập  
  Tài khoản:  
  Mật khẩu:  
 
 
 ĐỊA LÝ
     Vén màn vật chất tối 15:22 04/10/2011 [1477]
 
  
     

Sự kiện được giới nghiên cứu vũ trụ quan tâm nhất trong tháng tám vừa qua là 70 năm sau khi khái niệm "vật chất tối" (dark matter) được đưa ra, lần đầu tiên các nhà khoa học mới có được một bằng chứng về thứ vật chất này trong vũ trụ.

Vật chất tối - bóng ma của vũ trụ?
 

Bullet Cluster được tạo ra bởi sự đụng độ giữa hai đám thiên hà
Bullet Cluster được tạo ra bởi sự đụng độ giữa hai đám thiên hà (Ảnh: SGTT)
Người ta đã từng ví việc hiểu được vật chất tối giống như chúng ta giải thích được nguồn gốc của vũ trụ hay diễn giải lỗ đen đã hoạt động ra sao. Sự ví von đó vừa cho thấy tính chất cơ bản của thứ vật chất này nhưng đồng thời cũng nói lên nó là một trong những điều bí ẩn nhất vẫn làm các nhà thiên văn học đau đầu. Vật chất tối là thứ không phát ra ánh sáng hoặc không phản chiếu đủ ánh sáng để có thể thấy được. Theo tính toán của các nhà thiên văn học, nó chiếm khoảng 25% vũ trụ. Hiểu được cấu tạo và những tính chất của thứ vật chất này có ý nghĩa vô cùng lớn, nó sẽ giúp lý giải rất nhiều vấn đề khác và mở ra hướng để chúng ta có thể hiểu được bản chất của vũ trụ này.

Nhưng vật chất tối là một thể vô hình và không thể nắm bắt. Chính vì thế thậm chí một bằng chứng về sự tồn tại thực sự của nó chúng ta cũng chưa hề có được. Tiến sĩ vật lý thiên văn người Mỹ Maxim Markevitch miêu tả: "Nó như một bóng ma. Một bóng ma thực sự trong vũ trụ. Nhưng chúng ta lại khát khao nắm bắt được, mổ xẻ được bóng ma đó!".

Bài toán Bullet Cluster vén màn bí mật

Kính thiên văn Hubble được sử dụng để quan sát hiện tượng Bullet Cluster đã định hướng ánh sáng phát ra từ những vì sao như thế nào

Kính thiên văn Hubble được sử dụng để quan sát hiện tượng Bullet Cluster đã định hướng ánh sáng phát ra từ những vì sao như thế nào (Ảnh: SGTT)

Nhưng cuối cùng điều bí ẩn đã bắt đầu lộ diện với một sự kiện thiên văn mới xảy ra được các nhà khoa học đặt tên là Bullet Cluster. Bullet Cluster là sự đụng độ giữa 2 đám thiên hà có số hiệu 1E 0657-57. Một cơ hội ngàn vàng đã xuất hiện! "Trong một thiên hà điển hình, tất cả vật chất chiếm cứ một không gian duy nhất", tiến sĩ Maxim Markevitch từ Trung tâm Vật lý thiên thể Harvard - Smithsonian, Mỹ, giải thích. "Trong trường hợp này, khí và các thiên hà lại bị tách rời. Các thiên hà bay xuyên qua nhau trong khi các đám mây khí của chúng lại không di chuyển dễ dàng như vậy".

Có lẽ cách giải thích của nhà khoa học Mỹ còn khiến chúng ta chưa hiểu được hết hiện tượng. Nhưng các nhà khoa học Việt Nam đã có cách giải thích đơn giản hơn. Bạn hãy tưởng tượng hai chiếc bánh đúc có nhân đậu phộng lao vào nhau với tốc độ hàng triệu dặm mỗi giờ. Ở đây các ngôi sao và vật chất tối là các hạt đậu phộng và các khối khí chính là phần bột bánh đúc. Như vậy hiện tượng sẽ là các hạt đậu phộng thì lao xuyên qua nhau (với rất ít sự đụng độ) còn các khối khí hay phần bột bánh thì quấn vào nhau ở giữa.

Hai phần khác nhau được hình thành trong không gian. Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Maxim Markevitch "cân" khối lượng tổng của vùng sáng nơi hai nhóm thiên hà đụng độ. Kết quả là họ thấy rằng nó nặng hơn nhiều so với khối lượng các ngôi sao và khối khí liên hành tinh. Phép trừ đơn giản cho chúng ta bằng chứng đầu tiên và rõ ràng về vật chất tối!

"Điều này chứng minh một cách đơn giản và trực tiếp rằng vật chất tối có tồn tại", ông Markevitch khẳng định. Tuy việc quan sát hiện tượng Bullet Cluster chưa đủ để giúp các nhà khoa học giải thích về vật chất tối, nhưng với một thứ vật chất đặc biệt như vậy, chỉ chứng minh nó có tồn tại đã là một bước tiến thật dài.

Người ta phỏng đoán rằng dù là gì đi chăng nữa, các hạt vật chất tối cũng phân bố rất xa nhau, giống như các vì sao hoặc có những cách thức khác để tránh va chạm với nhau.

 

Ảnh của đài quan sát tia X Chandra cho thấy chòm thiên hà 1E 0657-57, hay Bullet Cluster hình thành sau vụ va chạm dữ dội của hai đám thiên hà. Màu hồng là khí nóng của chòm, chứa chủ yếu vật chất thường.

Hầu hết khối lượng của chòm biểu hiện bằng màu xanh, chủ yếu chứa vật chất tối. Sự tách biệt rõ ràng giữa vật chất thường và vật chất tối như vậy chưa từng được quan sát trước đây, và là bằng chứng chắc chắn nhất cho thấy hầu hết vật chất trong vũ trụ ở dạng "tối"

Xuân Thi

Theo Sài Gòn tiếp thị
 
Các tin khác liên quan :

      Phân biệt hoang mạc và sa mạc khác nhau như thế nào? 08:25 28/11/2018 [1512]


      Các hình động (animations) cho Địa lý tự nhiên (địa chất, vận động...) rất hay 16:57 11/06/2018 [1478]


      Bí ẩn Hành tinh thứ 9 và mối nguy cho Hệ Mặt Trời 17:19 26/05/2017 [1476]


      Hạt của Chúa có thể hủy diệt vũ trụ 21:52 09/09/2014 [1480]


      Tiểu hành tinh sắp xẹt qua trái đất 11:13 06/09/2014 [1478]


      Tìm ra cơ chế biến nước thành... vàng 20:45 18/03/2013 [1483]


      “Khám phá địa lý cuối cùng của thế kỷ 20” 12:03 02/01/2013 [1478]


      Nhóm vết đen khổng lồ xuất hiện trên mặt trời 18:30 09/05/2012 [1474]


      Đêm nay Việt Nam xem được mưa sao băng 15:05 21/04/2012 [1475]


      Những núi lửa có thể "tỉnh giấc" trong năm 2012 23:41 05/03/2012 [1480]


      Thiên thạch lại vừa mới bay gần trái đất 19:51 01/03/2012 [1478]


      Thiên thạch bay gần địa cầu 07:45 28/01/2012 [1474]


      Sắp quyết định số phận của giờ GMT 07:43 18/01/2012 [1474]


      Hành tinh của Hệ mặt trời bị thất lạc trong vũ trụ 14:45 25/12/2011 [1475]


      Lần đầu tiên tìm thấy hành tinh giống trái đất 16:44 08/12/2011 [1477]

       Việt Nam sắp thấy nguyệt thực toàn phần 20:30 06/12/2011 [1477]
       Thiên thạch lớn xẹt qua Trái đất 00:41 09/11/2011 [1481]
       Phát hiện vết đen Mặt trời lớn nhất 13:08 07/11/2011 [1475]
       Trái đất nóng lên làm các sinh vật nhỏ lại 13:11 18/10/2011 [1476]
       Tối nay trăng tròn nhỏ nhất trong năm 22:52 11/10/2011 [1477]
       Vật chất tối đem lại cho nhà khoa học 500.000 đô la 15:26 04/10/2011 [1474]
       Vật chất tối là gì? 15:15 04/10/2011 [1475]
       Dân số thế giới chạm mốc 7 tỷ người 22:21 02/10/2011 [1476]
       Nguồn gốc và tiến hóa vũ trụ 12:56 28/09/2011 [1486]
       Bão Nesat mạnh cấp 13 vào biển Đông 11:57 27/09/2011 [1474]
       Vệ tinh 6 tấn sắp lao xuống Trái đất 07:34 23/09/2011 [1474]


 Tiêu điểm
 
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 31 (Từ 24/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 30 (Từ 17/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 29 (Từ 10/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 25 (Từ 13/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 24 (Từ 06/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 23 (Từ 30/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 22 (Từ 23/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 21 (Từ 16/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 20 (Từ 09/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 19 (Từ 02/12/2024)


 Tin mới nhất
 
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 31 (Từ 24/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 30 (Từ 17/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 29 (Từ 10/02/2025)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 25 (Từ 13/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 24 (Từ 06/01/2025)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 23 (Từ 30/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 22 (Từ 23/12/2024)
 TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 21 (Từ 16/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 20 (Từ 09/12/2024)
  TKB NĂM HỌC 2024-2025 TUẦN 19 (Từ 02/12/2024)
Trở lại đầu trang