Thứ bảy, 22/02/2025    
Tìm kiếm:    


 Tin mới nhất
 
 Chương trình đào tạo bậc cao đẳng,ngành Giáo dục Mầm non (năm 2024)
 CTĐT bậc ĐH, ngành Sư phạm Ngữ văn (cập nhật năm 2024)
 Chuẩn đầu ra CTĐT (cập nhật năm 2024)
 TKB học kì II, năm học 2024 - 2025 (từ ngày 09.12.2024)
 Danh sách sinh viên các học phần, học kì I, năm học 2024 - 2025
 TKB học kì I, năm học 2024 - 2025 (từ ngày 09.9.2024)
 TKB học kì I, năm học 2024 - 2025 (từ ngày 05.8.2024)
 TKB học kì I, năm học 2023 - 2024 (từ ngày 15.7.2024)
 Danh sách SV các học phần (học kì II, năm học 2023-2024)
 TKB học kì II, năm học 2023 - 2024 (từ ngày 19.02.2024)
   Đăng nhập  
  Tài khoản:  
  Mật khẩu:  
 
 
 TIN GIÁO DỤC VN VÀ THẾ GIỚI
     Xu hướng đào tạo nhân lực nào cho nền kinh tế hội nhập? 10:13 29/04/2016 [1481]
 
  
     

Bà Tôn Nữ Thị Ninh nhận định: “Tôi chưa thấy thách thức gì đặc biệt tới giáo dục và du học khi TPP hiệu lực. Còn cơ hội, tôi nghĩ tới cơ hội mang tính tổng quát, đó là khi cường độ trao đổi giữa hai quốc gia tăng lên, dù chủ yếu về mặt kinh tế thương mại, thì việc đi lại, giao dịch và thủ tục sẽ thuận lợi hơn: đó là thuận lợi chung cho du lịch, du học, đầu tư buôn bán... Như vậy, cơ hội việc làm liên quan đến các hoạt động đẩy mạnh giao thương cũng tăng lên. Tuy nhiên, cơ hội việc làm ấy sẽ kèm theo những đòi hỏi cao hơn.

Còn về làn sóng du học, tôi nghĩ điều này khó xảy ra. Một trường đại học, nhà đầu tư giáo dục ở nước ngoài sẽ không quyết định đầu tư vào Việt Nam chỉ vì TPP. Họ sẽ tìm những cơ hội khác hoặc đẩy mạnh thế mạnh đang có. Chẳng hạn như Úc coi du học là món hàng xuất khẩu hàng đầu, nhưng là xuất khẩu tại chỗ. Cũng cách làm đó, những trường đại học Mỹ, Canada, New Zealand... sẽ mời chào du học sinh đến học. Vì vậy, theo tôi, khả năng một nhà đầu tư tận dụng TPP để đến đầu tư mở trường ở Việt Nam là thấp.

Có một thực tế, Việt Nam mỗi năm chi 3 tỉ USD đầu tư cho du học. Đây rõ ràng một thị trường tiềm năng. Vậy tại sao đến giờ các nhà đầu tư vẫn rất dè dặt với thị trường này?

Cha mẹ ở Việt Nam cho con đi học nước ngoài thì mới an tâm. Để tiền đầu tư du học đó “ở lại” trong nước đòi hỏi phải có những đơn vị giáo dục chất lượng cao, hướng về chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam. Mà điều này ở Việt Nam vẫn còn hạn hẹp.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh tại hội thảo 20 năm quan hệ Việt-Mỹ. Ảnh Q.Đ

Tại Hội nghị quốc tế 20 năm quan hệ Việt - Mỹ vừa tổ chức ở TP.HCM, trong vai trò điều hành phiên tọa đàm liên quan đến vấn đề giáo dục, bà có phát hiện điều gì mới mẻ từ môi trường giáo dục này? Theo bà, môi trường hội nhập sâu rộng tới đây ảnh hưởng thế nào đến xu hướng du học nói chung và du học Mỹ?

Theo tôi vì nhiều lý do khác nhau, du học sang Mỹ sẽ tiếp tục phát triển. Một là do hệ thống trường đại học Hoa Kỳ thuộc hàng đầu thế giới. Thứ hai, cộng đồng người Việt ở Mỹ khiến cho không ít thân nhân trong nước cảm thấy yên tâm khi cho con em qua đó học - một phản xạ rất Á Đông: người ta thích chọn nước nào có bà con, anh em để “gửi gắm”. Tại hội thảo vừa qua, Đại sứ Mỹ cũng nói rất rõ: dù hiện nay số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ, ở các trình độ khác nhau, từ cao đẳng đến tiến sĩ đã lên đến 16.500, nhu cầu tập hợp nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam vẫn chưa được đáp ứng, một phần vì một bộ phận du học sinh không về Việt Nam sau khi học xong. Cho nên bài toán tăng thêm nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam rõ ràng phải tập trung tại chỗ. Đại học Fulbright vì vậy được mở sẽ theo mô hình giáo dục Hoa Kỳ, là trường tư thục không vì lợi nhuận. Đây là trường đại học khá đặc biệt, được xúc tiến thành lập từ cái bắt tay của hai chính phủ. Đại học như Fulbright không rẻ nhưng mô hình đại học này sẽ thu hút được sinh viên.

TPP có hiệu lực và Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập, rõ ràng giữa kinh doanh và giáo dục sẽ có mối liên hệ tác động qua lại, kinh doanh thay đổi sẽ dẫn tới những điều chỉnh về đào tạo; hay là mối quan hệ của sử dụng nhân lực - đào tạo nhân lực sẽ thể hiện rõ hơn.

       

Thị trường nhân lực sẽ có những tác động, thúc đẩy làm rõ những nội dung ngành cần đào tạo. Rõ ràng, trong số các ngành, luật thương mại là cần thiết, đặc biệt vấn đề và tiền lệ giải quyết tranh chấp. Người ta cũng đã nhận xét: TPP sẽ dẫn đến không ít tranh chấp, thậm chí tranh chấp giữa doanh nghiệp với các chính phủ, trong đó có Chính phủ Việt Nam.

Tương tự là nhu cầu trang bị cho sinh viên, những người lao động trẻ Việt Nam những hiểu biết về sở hữu trí tuệ, những luật lệ và quy định thương mại v.v.. TPP cũng có thể tạo cơ hội để chúng ta nghiên cứu những thị trường khá mới như Chile, Peru, Mexico... là những nước sử dụng tiếng Tây Ban Nha, nên biết đâu ngoại ngữ này sẽ phát triển hơn trước. Khi TPP có hiệu lực và Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập, rõ ràng giữa kinh doanh và giáo dục sẽ có mối liên hệ tác động qua lại, kinh doanh thay đổi sẽ dẫn tới những điều chỉnh về đào tạo; hay là mối quan hệ của sử dụng nhân lực - đào tạo nhân lực sẽ thể hiện rõ hơn.

Theo bà, người Việt trẻ cần được nền giáo dục trang bị kiến thức và kỹ năng gì ở giai đoạn này?

Phải nắm bắt luật lệ và tập quán, nghiên cứu các tiền lệ thương mại thế giới. Tôi muốn kể một câu chuyện cụ thể, mang tính điển hình. Đó là trường hợp phó giám đốc một công ty xuất khẩu thủy sản ở miền Tây, trong khi đi Brussels (Bỉ) dự hội chợ quốc tế tổ chức hàng năm ở đó, thì bị cảnh sát Bỉ bắt giữ. Anh ta ngơ ngác không hiểu nguyên nhân. Hóa ra do tòa án bang Florida (Mỹ) thụ lý một đơn tố cáo công ty thủy sản của anh móc ngoặc với một doanh nhân Việt kiều gian lận thương mại, tòa án ở Florida đưa ra một trát quốc tế và thông báo tới cảnh sát quốc tế (Interpol). Họ đề nghị phía Bỉ dẫn độ anh này sang Mỹ để hầu tòa.

Tôi từng kể câu chuyện này nhiều lần, bởi không ai nghĩ một doanh nhân đi tìm kiếm cơ hội làm ăn ở nước ngoài lại bị cảnh sát nước đó bắt giam, mà lại bắt vì một câu chuyện tận bên Mỹ... Điều đó nói lên rằng học về luật, về các tiền lệ thương mại không phải chỉ học cho có bằng mà phải học thật, để khi ra biển cả còn biết bơi. Đó là vũ khí để vận dụng, để tự vệ và khi cần sẽ là vũ khí chiến đấu trên sân chơi quốc tế. Tham gia nhiều hội và cơ chế thì thách thức tăng lên nhưng cơ hội cũng nhân lên. Vì vậy cần năng động, xông pha. Cơ hội không tự đến mà phải tìm kiếm.

Những con số thống kê năm qua cho thấy cả nước có 342.800 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, điều này có khiến bà lo ngại cho tương lai của lao động Việt Nam? Thất nghiệp liệu có phải là thách thức lớn nhất mà TPP, cũng như việc hội nhập sâu với thế giới, sẽ đặt ra?

Cá nhân tôi khẳng định nguyên nhân chính của thất nghiệp là do giáo dục Việt Nam. Cho đến bây giờ, giữa sản phẩm giáo dục và yêu cầu của bên sử dụng lao động vẫn còn có độ “lệch” khá lớn. Phải tập trung giải quyết bài toán đó vì thực tế bên cạnh việc thiếu công ăn việc làm, còn có thực trạng những công ty muốn tuyển nhưng tìm chưa được người phù hợp. Đó là điều đáng tiếc. Việc hội nhập sâu sẽ mang lại cơ hội lẫn thách thức về việc làm. Tôi nghĩ nhiều đến xuất khẩu lao động. Chẳng hạn vừa qua Nhật cũng đã đầu tư, mở chương trình đào tạo những người giúp việc gia đình, điều đó tạo điều kiện cho xuất khẩu lao động.

Với TPP, những thỏa thuận bên trong của các hiệp định sẽ thuận lợi hóa điều này. Vấn đề đáng quan tâm trước mắt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)với việc thuận lợi hóa đi lại của người lao động các nước trong khu vực. Người Việt Nam sẽ đối phó với sự cạnh tranh của lao động các nước trong khối. Trong số đó, lực lượng lao động Philipines, Malaysia có sẵn tiếng Anh, chưa kể sự cạnh tranh với đội ngũ nhân sự cấp cao của Singapore ở những vị trí quản lý. Tất nhiên, tôi vẫn chưa tin chắc họ sẽ sang Việt Nam nhiều bởi ở nước họ cũng có không ít việc làm.

Như vậy, bên cạnh trình độ chuyên môn, người trẻ Việt dứt khoát phải trang bị ngoại ngữ - nhất là tiếng Anh - ngày càng tốt lên để đảm bảo năng lực cạnh tranh của mình. Thứ hai, nền giáo dục - đào tạo Việt Nam sẽ phải đào tạo như thế nào trong bối cảnh chương trình đào tạo của những nước như Malaysia, Philippines, thậm chí Thái Lan đáp ứng nhu cầu của bên sử dụng lao động tốt hơn? Tuy nhiên, vì không thể thụ động chờ cho cả hệ thống chuyển biến, thanh niên Việt Nam cần tự học bổ sung. Điều đó đòi hỏi sự chủ động, tự lập, thậm chí nếu nhà trường chưa có thì cần tự đầu tư để trang bị những kỹ năng cần thiết.

Trung Dũng (http://nguoidothi.vn/vn/news/giao-duc-du-hoc/cong-du-hoc/9659/xu-huong-d...)

 
Các tin khác liên quan :

      "Đại học Việt đang dạy nhiều kiến thức cách đây 60 năm" 10:10 29/04/2016 [1474]


      Tân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Nhiệm vụ quan trọng là tạo niềm tin". 10:02 29/04/2016 [1474]


      10 năm vẫn chưa xong đại học 19:43 04/02/2013 [1474]



 Thông báo
 
 Mẫu kê khai công việc năm học 2019 - 2020
 Mẫu bản kiểm điểm đảng viên 2019
 Mẫu phiếu đánh giá, phân loại CBVC năm học 2018 - 2019
 Thư ngỏ của chi đoàn CBGV về việc tổ chức hoạt động Vui tết thiếu nhi tại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Hồng Sơn
 Thông báo tổ chức Hội thảo khoa học cấp khoa năm 2019.
 Mẫu cam kết học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2019
 Thông báo kê khai công việc thực hiện trong HK I (2018-2019)
 Thông báo họp mặt đầu năm Kỷ Hợi
 Bài thu hoạch học tập Nghị quyết TW 8, khóa XII (tham khảo)
 Mẫu bản kiểm điểm cá nhân của đảng viên

 Tin quan trọng
 
 TKB học kì II, năm học 2024 - 2025 (từ ngày 09.12.2024)
 Chuẩn đầu ra CTĐT (cập nhật năm 2022)
 TKB học kì I, năm học 2023 - 2024 (từ ngày 07.8.2023)
 Thông báo về việc đăng ký học phần học kì I, năm học 2023 - 2024
 Triết lý giáo dục của khoa Sư phạm Xã hội
 Khoa Sư phạm Xã hội tổ chức buổi chia tay thầy Nguyễn Đăng Động về nghỉ hưu
 Khoa Sư phạm Xã hội tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
 Khoa Sư phạm Xã hội tổ chức lễ kết nạp Đảng cho 2 đoàn viên ưu tú
 Mẫu kê khai công việc năm học 2019 - 2020
 Công đoàn khoa Sư phạm Xã hội tổ chức Ngày Quốc tế thiếu nhi

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Thông báo về việc đăng ký học phần học kì I, năm học 2023 - 2024
 Lịch công tác khoa SP Xã hội tuần thứ 24,năm học 2019-2020 (từ 30/12/2019 đến 05/01/2019)
 Khoa Sư phạm Xã hội tổ chức Họp mặt kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2019)
 Thư ngỏ của chi đoàn CBGV về việc tổ chức hoạt động Vui tết thiếu nhi tại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Hồng Sơn
 Công văn tuần 43 (từ 13/5 đến 19/5/2019)
 Lịch công tác khoa SP Xã hội tuần thứ 44,năm học 2018-2019 (từ 20/5/2019 đến 26/5/2019)
 Thông báo tổ chức Hội thảo khoa học cấp khoa năm 2019.
 Hoạt động tình nguyện Đông ấm áp- xuân yêu thương 2019 của LCĐ SPXH tại Trường TH và THCS Ba Lế, Ba Tơ
 Thời khóa biểu khoa Sư phạm Xã hội HK II, năm học 2018 - 2019 (Áp dụng từ ngày 21/01/2019)
 Thời khóa biểu khoa Sư phạm Xã hội HK II, năm học 2018 - 2019 (Áp dụng từ ngày 14/01/2019)