|
|
|
|
CẢNH QUAN PHONG THUỶ TRONG KIẾN TRÚC TÍN NGƯỠNG Ở LÀNG XÃ QUẢNG NGÃI
20:29 18/04/2016
[1475]  |
|
|
TS. Nguyễn Diên Xướng (Khoa SP Xã hội, Trường ĐH Phạm Văn Đồng) |
1. Trong văn hoá tổ chức đời sống tinh thần cho cộng đồng, người Việt ngày xưa rất chú ý đến tín ngưỡng. Do trình độ hiểu biết còn thấp, thế giới tự nhiên lại bí ẩn, hùng vĩ nên người Việt xưa thường tôn sùng, ngưỡng mộ các đấng thần thánh do họ nghĩ ra. Quan niệm “vạn vật hữu linh” đã khiến người Việt sùng bái tự nhiên và cả sùng bái con người. Sự sùng bái này dẫn đến nổ lực xây dựng nhiều công trình kiến trúc tín ngưỡng. Là công việc trân trọng, thiêng liêng, nên các công trình kiến trúc tín ngưỡng được người Việt xây dựng với nhiều quan niệm từ văn hoá, thẩm mỹ, trong đó, nghệ thuật xây dựng gắn với cảnh quan phong thuỷ rất được chú ý. Qua nghiên cứu tín ngưỡng dân gian cổ truyền, bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên (có nơi gọi Đạo ông bà), người Việt còn có tín ngưỡng thờ đa thần rất phổ biến ở khắp các làng quê. Ngoài việc thờ thần Thành hoàng, mỗi địa phương có thể còn thờ các thần khác như Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần, Hạ đẳng thần. Nghiên cứu kiến trúc tín ngưỡng tại cộng đồng làng xã ở tỉnh Quảng Ngãi, ta cũng thấy nhân dân ở các địa phương thờ nhiều vị thần khác nhau và các đình thờ luôn luôn được xây dựng gắn với cảnh quan phong thuỷ cụ thể.
Tải toàn bộ nội dung bài viết
|
|
|
|
|
|
|
|
|