Triển lãm gồm hơn 200 bản đồ, tư liệu, hình ảnh về Hoàng Sa, Trường Sa; phiên bản một số văn bản Hán Nôm, văn bản Việt Ngữ và Pháp ngữ do các nhà nước phong kiến Việt Nam ban hành vào thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX khẳng định các nhà nước Việt Nam đã xác lập chủ quyền liên tục với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ trước đến nay.
Ngoài ra còn có 4 cuốn Atlas là những bản đồ được sản xuất tại các nước Anh, Đức, Úc, Canada, Mỹ và Hồng Kông trong khoảng thời gian từ 1626 -1980 trong đó có ghi nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam; nhóm bản đồ thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa nằm sát lãnh thổ của Việt Nam; nhóm bản đồ thương mại và hàng hải châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam
Bên cạnh đó là tư liệu quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tư liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam cộng hòa (1954 - 1975), phản ảnh sự hiện diện thường xuyên của quân lực Việt Nam cộng hòa tại Hoàng Sa và vùng biển phụ cận. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa liên tiếp ban hành những văn bản chính sách về Hoàng Sa, thực thi hàng loạt những hoạt động kinh tế, khoa học tại các quần đảo Hoàng Sa; luôn khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa trong quan hệ quốc tế, hoạt động ngoại giao...
Một số hình ảnh đặc biệt ghi nhận được tại cuộc triển lãm:
“Hoàng Sa - Trường Sa phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”

Các vị khách quốc tế đang quan sát bản đồ do Thủ tướng Vương quốc Hà Lan MARKRUTTE
tặng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (29/9/2011)

Học giả Subhash Kapila (Ấn Độ) trả lời phóng viên Đài truyền hình Việt Nam
những nhận định của mình về Quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa

TS. Patrick Cronin, cố vấn cao cấp chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương, Trung tâm An ninh Mỹ

GS. Konapalli Raja Reddy (Cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á và
Châu Á - TBD, Đại học Sri Venkateswara, Tirupati, bang Andra Pradesh, Ấn Độ)

Ông Gregory Poling, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS-Mỹ)

Bản sao giấy chứng sinh số 666 của bà Mai Kim Quy
(làm tại đảo Pattle, tức Hoàng Sa, ngày 28/6/1940)

GS. Erik Franckx (Đại học Tự do Brussel - Bỉ. Thành viên Tòa trọng tài thường trực)
đang trao đổi với một đại biểu Việt Nam

GS. Masahiro Akiyama (Chủ tịch, Quỹ Tokyo, Nhật Bản)

Hai học giả Ấn Độ Subhash Kapila và Konapalli Raja Reddy

PGS.TS. Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng

TS. Nguyễn Nhã (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam)

Phóng viên nước ngoài đang trao đổi với TS. Gerhard Will (chuyên gia Đông Nam Á
và châu Á của Quỹ khoa học và chính trị (SWP), Viện Chính trị và An ninh quốc tế Đức)

Tướng Daniel Schaeffer (chuyên gia Bộ Quốc phòng Pháp, chuyên nghiên cứu về tranh chấp biển Đông)
đang trao đổi với GS. Jean Pierre Ferrier (Pháp)

Các học giả đang trao đổi sau khi tham quan Triển lãm “Hoàng Sa - Trường Sa phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”