TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI
1. Triết lý giáo dục của khoa
Ngày 26 tháng 7 năm 2019, Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã công bố Quyết định số 240/QĐ-ĐHPVĐ về việc ban hành Triết lý giáo dục của Trường thông qua các giá trị cốt lõi: NHÂN VĂN – HỘI NHẬP – PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trên cơ sở đó, khoa Sư phạm Xã hội xây dựng triết lý giáo dục của khoa như sau:
NHÂN VĂN – SÁNG TẠO – THÍCH ỨNG
2. Ý nghĩa cụ thể:
- NHÂN VĂN: Là quan điểm giáo dục, đào tạo người học trở thành người giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, yêu người, yêu nghề; có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp, với cộng đồng xã hội. Khoa Sư phạm Xã hội coi trọng việc đào tạo ra những thế hệ sinh viên vừa có kiến thức chuyên sâu, vừa phải có khát vọng vươn lên, có tình yêu thương con người sâu sắc để trở thành những con người vừa có học vấn cao, vừa có văn hóa, nhân cách tốt.
- SÁNG TẠO: Sáng tạo là bậc cao nhất của quá trình phát triển tư duy. Khoa Sư phạm Xã hội hướng đến việc đào tạo ra những thế hệ sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, luôn biết tìm tòi và học hỏi để tìm ra tri thức mới, phương pháp giải quyết khoa học, phương pháp giảng dạy. giáo dục phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay.
- THÍCH ỨNG: Trong môi trường phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi người lao động phải có đáp ứng tốt các yêu cầu khác nhau trong mọi hoàn cảnh công tác. Khoa Sư phạm Xã hội hướng đến mục tiêu đào tạo ra những thế hệ sinh viên có khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh, không ngừng nâng cao nhận thức về văn hóa, kĩ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ để đáp ứng kịp thời sự đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế tri thức toàn cầu đang ngày một thay đổi như hiện nay.
Xem QĐ ban hành Triết lý GD khoa.