Chủ nhật, 06/07/2025    
Tìm kiếm:    

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VẬT LÝ
     Bàn về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 15:30 27/07/2011 [1630]
 
  
     Để đánh giá kết quả học tâp của học sinh người ta có thể dùng các phương pháp sau đây: phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp viết tự luận và phương pháp trắc nghiệm khách quan. Điều đáng lưu ý là tất cả các phương pháp trên đều là phương pháp trắc nghiệm chứ không phải chỉ có trắc nghiệm khách quan mới là phương pháp trắc nghiệm. Hiện nay, hai phương pháp đầu rất ít được sử dụng, phương pháp trắc nghiệm tự luận được dùng rất phổ biến, phương pháp trắc nghiệm khách quan đang được quan tâm và có chiều hướng sử dụng nhiều hơn.

Việc kiểm tra đánh giá HS cung cấp cho GV những thông tin “liên hệ ngược ngoài” giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy. Kiểm tra, đánh giá kết hợp với theo dõi thường xuyên, tạo điều kiện cho Gv nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ của mỗi học sinh trong lớp mình phụ trách để có biện pháp giúp đở riêng thích hợp, qua đó nâng cao chất lượng học tập của học tập của lớp.

Kiểm tra, đánh giá được tiến hành một cách công phu sẽ cung cấp cho GV không chỉ những thông tin về trình độ mà còn tạo điều kiện cho GV nắm được những học sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để động viên hoặc giúp đở kịp thời. Kiểm tra đánh giá giữ một vai trò rất quan trọng và quyết định đối với chất lượng đào tạo.

1. Mục đích của kiểm tra, đánh giá:

HS là đối tượng, là sản phẩm của giáo dục, đồng thời là chủ thể của quá trình giáo dục, do đó việc đánh giá HS giữ vị trí đặc biệt trong việc điều tra đánh giá giáo dục.Thông qua việc kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của HS, GV nhận biết được khả năng giáo dục của mình, biết được phương pháp, cách thức giáo dục nào là tối ưu đối với HS, đồng thời thông qua đó, người HS cũng tự biết được khả năng của mình tới đâu, để điều chỉnh, hoàn thiện bản thân mình, từ đó để trở thành một học sinh toàn diện.

2. Yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Việc kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của học sinh muốn đem lại hiệu quả cao thì phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:

- Khách quan: Việc đánh giá kết quả học tập của HS phải khách quan và chính xác tới mức tối đa có thể, tạo điều kiện để mỗi HS bộ lộ thực chất khả năng và trình độ của mình, ngăn chặn mọi biểu hiện thiếu trung thực khi làm bài như nhìn bài, nhắc bạn, quay cóp,.. đồng thời phải dựa trên những tiêu chuẩn đã được thiết lập, kết hợp với yêu cầu cao với sự tôn trọng nhân cách của học sinh.

- Toàn diện: Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ quan trọng về mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng, và không chỉ về mặt kiến thức mà cả kỹ năng, thái độ, tư duy.

- Hệ thống: Việc kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành theo kế hoạch và có hệ thống.

- Công khai: Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời để mỗi học sinh có thể tự đánh gia, xấp hạng trong học tập, để tập thể học sinh hiểu biết, học tập và giúp đở lẫn nhau.

3. Những quy trình đánh giá:

+ Theo một số nhà nghiên cứu giáo dục(Guber và Stufflebeam) quá trình đánh giá tri thức khoa học của HS  được tiến hành theo các bước sau:

- Xác định mục tiêu đánh giá để xây dựng những câu hỏi cần được trả lời và các tiêu chẩn cần phải đạt được khi đánh giá tri thức học sinh. 

- Thu thập số liệu.

- Tổ chức sắp xếp phân loại số liệu.

- Phân tích số liệu

- Báo cáo kết quả để rút ra các kết luận cần thiết

+ Đánh giá trong giáo dục là một vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn, nó mang tính tổng hợp nhiều yếu tố, vì vậy để đánh giá chính xác một học sinh, một lớp hay một khoá học, đầu tiên người giáo viên phải nghiên cứu chọn lựa một phương pháp cũng như quy trình thu thập các thông tin hợp lý, quy trình này có thể bao gồm các bước:

- Xác định cho được các lượng thông tin cần thiết qua các đợt thực nghiệm sư phạm, nghiên cứu chọn các mẫu thực nghiệm sư phạm thích hợp.

- Áp dụng các phương pháp và quy trình thích hợp cho việc thu thập thông tin qua thực nghiệm sự phạm, phương pháp xử lí, phân tích số liệu và giải thích các số liệu đó.

+ Nhận xét kết quả thu thập:Thông qua kết quả của điểm số, các số liệu thu thập được qua thực nghiệm sư phạm để từ đó đánh giá xem vấn đề đưa ra (được thực nghiệm) là quá dễ hay quá khó? Có phù hợp với học sinh hay không? Từ đó cần phải điều  chỉnh, bổ sung vần đề nào, phần nào, bài học nào? Dựa trên số liệu thu thập đó người điều tra đi  đến kết luận là cần phải thay đổi, hoàn thiện, phương pháp dạy học của mình như thế nào để chất lượng học tập của học sinh được nâng cao.Như vậy, với tư cách kiểm tra đánh giá theo phương pháp trắc nghiệm khách quan, thông qua các đợt thực nghiệm sư phạm, cụ thể là các kết quả thu thập được, chúng ta có cơ sở để đánh giá tương đối chính xác và đi đến những kết luận cụ thể.

+ Quyết định để cải tiến, hoàn thiện nội dung đào tạo:

- Quyết định có liên quan đến cá nhân: xác định nhu cầu của mỗi người học, đánh giá học sinh với mục đích tuyển chọn hay phân loại, làm cho HS hiểu được khả năng của họ so với yêu cầu chung

- Quyết định về mặt hành chính: đánh giá hệ thống tổ chức của nhà trường, của thầy giáo và quy trình thực hiện.

4. Những nguyên tắc chung để đánh giá:

+ Nguyên tắc có tính tổng quát:

- Đánh giá một quá trình tiến hành có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đề ra. Vì vậy điều kiện tiên quyết là phải xác định rõ mục tiêu đánh giá là gì?

- Tiến hành đánh giá phải được chọn theo mục tiêu đánh giá, phải xác định mục tiêu muốn kiểm tra, đánh giá cho rõ ràng, các mục tiêu phải được phát biểu dưới dạng những điều có thể quan sát được.

- Để đánh giá cần phải có nghiều hình thức tiến hành đồng thời để có giá trị tổng hợp, tổng quát nhất.

- Giáo viên cần phải biết rõ những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng cho đúng và có hiệu quả.

- Khi đánh giá giáo viên phải xem nó chỉ là phương tiện để đi đến mục đích, chứ bản thân nó không phải là mục đích. Mục đích của việc đánh giá là để có những quyết định đúng đắn, tối ưu nhất cho quá trình dạy học.

+ Những nguyên tắc mang tính cụ thể

- Đánh giá bao giờ cũng gắn với việc học tập của học sinh nghĩa là trước tiên phải chú ý đến việc học tập của học sinh, sau đó mới kích thích sự nỗ lực học tập của học sinh, cuối cùng mới đánh giá bằng điểm số.

- Đánh giá bao giờ cũng kèm theo nhận xét để học sinh biết những điều sai sót của mình về kiến thức, kỹ năng, phương pháp để giúp học sinh nghiên cứu, trau dồi thêm kiến thức.

- Qua những lỗi mắc phải của học sinh, thầy giáo cần rút kinh nghiệm để phát hiện ra những sai sót trong việc dạy học và đánh giá của mình để thay đổi cách dạy sao cho phù hợp và hoàn thiện nhất đối với học sinh.

- Trong đánh giá, nên sử dụng nhiều phương pháp và hình thức đánh giá khác nhau nhằm tăng độ tin cậy và độ chính xác.

- Khuyến khích , lôi cuốn học sinh tham gia tích cực và quá trình đánh giá.

- GV phải thông báo một cách rõ ràng các loại hình câu hỏi để kiểm tra, đánh giá nhằm giúp học sinh định hướng được khi trả lời.

- Phải dựa trên cơ sở của phương pháp dạy học mà xem xét kết quả của một câu trả lời, một bài kiểm tra kết hợp với chức năng chẩn đoán hoặc quyết định vềmặt sư phạm.

- Giáo viên phải nghiêm túc, tích cực và có trách nhiệm khi xây dựng hệ thống câu hỏi “trắc nghiệm khách quan” làm sao để có chất lượng tốt nhất.

- Trong các câu hỏi xác định về mặt định lượng, giáo viên nên thông qua các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích bằng lời để xác định rõ nhận thức của học sinh.

- Khi đánh giá theo phương pháp dùng bộ câu hỏi “trắc nghiệm khách quan” nên chú ý đến độ giá trị, và sau đó là độ tin cậy của câu hỏi.

- Phương pháp và cách thức tiến hành kiểm tra, đánh giá phải diễn ra trong hoàn cảnh thoải mái, học sinh cảm thấy tự nguyện, không lo lắng và sợt sệt.

- Không nên đặt ra những câu hỏi mà bản thân giáo viên cũng không thể trả lời một cách chắc chắn ngay được

- Nêu luôn nghi ngờ về tính khách quan và mức độ chính xác của bộ câu hỏi để từ đó chúng ta có thể đưa ra kết quả tối ưu nhất.

TS Nguyễn Thanh Hải

Khoa Cơ Bản - ĐH Phạm Văn Đồng

 
Các tin khác liên quan :

      Một số giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn cho học sinh phổ thông 15:41 27/07/2011 [1630]


      Vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống của học sinh hiện nay: Thực trạng và một vài giải pháp 15:36 27/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 6) 20:38 25/07/2011 [1629]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 5) 20:35 25/07/2011 [1629]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 4) 20:32 25/07/2011 [1628]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 3) 20:30 25/07/2011 [1629]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 2) 20:28 25/07/2011 [1629]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 1) 20:25 25/07/2011 [1628]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 7) 20:17 25/07/2011 [1629]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 6) 20:15 25/07/2011 [1628]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 5) 20:13 25/07/2011 [1628]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 4) 20:10 25/07/2011 [1628]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 3) 20:08 25/07/2011 [1628]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 2) 20:04 25/07/2011 [1628]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 1) 20:00 25/07/2011 [1628]

       Kỹ thuật tổ chức bài dạy học vật lý 09:50 16/03/2011 [1628]
       Kỹ thuật lựa chọn kiến thức cơ bản cho một bài dạy học vật lý 09:47 16/03/2011 [1628]
        Kỹ thuật xác định mục tiêu cho một bài dạy Vật lý 09:41 16/03/2011 [1628]
       Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý 21:50 15/03/2011 [1628]


 Thông báo
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
  Danh sách lớp chính thức, thời khóa biểu học kỳ hè năm học 2016-2017
 Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)
 Lịch tuần công tác 44, năm học 2016-2017 (Từ 22/05/2017 đến 28/05/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 21/5/2017)
 Chương trình đào tạo Cao đẳng sư phạm Toán học
 Chương trình đào tạo Đại học sư phạm vật lý

 Tin mới nhất
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lý lịch khoa học giảng viên Khoa Cơ bản
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY