Chủ nhật, 06/07/2025    
Tìm kiếm:    

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VẬT LÝ
     Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 5) 20:13 25/07/2011 [1631]
 
  
     MVT với tư cách là một PTDH hiện đại, sử dụng nó một cách hợp lý trong dạy học có nhiều ưu điểm. Nhờ các chương trình mô phỏng và minh họa được cài đặt sẵn, MVT có thể xây dựng nên các mô hình tĩnh hoặc động với chất lượng cao, thể hiện ở độ trung thực của màu sắc, các vận động tuân theo các quy luật khách quan của hiện tượng mà người lập trình đã đưa vào làm tăng tính trực quan trong dạy học, tăng hứng thú học tập và tạo sự chú ý học tập của HS ở mức độ cao.

2.2.1. Sử dụng dao động kí điện tử trong dạy học vật lí

Dao động kí điện tử là một thiết bị đo lường đa chức năng, hiển thị kết quả đo dưới dạng đồ thị trên màn hình và có thể quan sát bằng mắt được. Dao động kí điện tử có thể hỗ trợ nhiều trong các TN nghiên cứu về các dao động điện, dòng điện xoay chiều, dao động và sóng điện từ. Ở một số trường phổ thông hiện nay, hai loại dao động kí được sử dụng phổ biến là loại dao động kí một chùm tia và dao động kí hai chùm tia.
Hiện nay, dao động kí điện tử được sử dụng khá phổ biến trong dạy học VL. Nhờ có dao động kí điện tử mà ta có thể đo được nhiều đại lượng VL khác nhau như điện trở, điện dung, độ tự cảm, hiệu điện thế, độ lệch pha, tần số, hệ số khuếch đại của một tầng khuếch đại hay một máy khuếch đại … Kết quả đo từ dao động kí điện tử có tính chính xác cao, có thể đo được các đại lượng VL có độ lớn khá nhỏ. Việc ứng dụng dao động kí điện tử trong dạy học VL không những cho phép ta quan sát được các dao động điều hoà, dao động tắt dần, đường đặc trưng vôn-ampe của đèn điện tử, tranzitor … mà còn giúp ta nghiên cứu được các quá trình điện có tần số từ vài Hz đến hàng triệu Hz.
Ngoài ra, dao động kí điện tử còn có thể được sử dụng để nghiên cứu các loại dao động khác, không phải là dao động điện như dao động âm, hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ … bằng cách biến đổi chúng thành các dao động điện rồi đưa các tín hiệu dao động điện này vào đầu vào của dao động kí điện tử.
 2.2.1. Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí
MVT với tư cách là một PTDH hiện đại, sử dụng nó một cách hợp lý trong dạy học có nhiều ưu điểm. Nhờ các chương trình mô phỏng và minh họa được cài đặt sẵn, MVT có thể xây dựng nên các mô hình tĩnh hoặc động với chất lượng cao, thể hiện ở độ trung thực của màu sắc, các vận động tuân theo các quy luật khách quan của hiện tượng mà người lập trình đã đưa vào làm tăng tính trực quan trong dạy học, tăng hứng thú học tập và tạo sự chú ý học tập của HS ở mức độ cao. MVT có khả năng lặp lại nhiều lần, thậm chí là vô hạn lần ở cùng một vấn đề, giúp GV và HS có thể nghe lại, xem lại những tình huống, những hiện tượng hoặc những thông tin mà họ chưa kịp nhận biết ở lần quan sát đầu tiên. Điều này rất khó thực hiện ở người GV.
Việc sử dụng MVT trong dạy học tạo cơ hội để chương trình hoá không chỉ nội dung tri thức mà cả những con đường nắm vững kiến thức, hoạt động trí tuệ của HS, vì thế có thể điều khiển được quá trình dạy học. GV có thể xây dựng bài giảng bằng cách lắp ráp các môđun có sẵn.
Một trong những ưu điểm không thể phủ nhận là việc sử dụng MVT trong dạy học có tác dụng giảm thiểu thời gian cho việc biểu diễn, thể hiện thông tin của GV trong giờ lên lớp. MVT còn cho phép củng cố ngay tức thời và thường xuyên hơn so với dạy học truyền thống, đồng thời việc kế thừa, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, bổ sung bài giảng … từ kết quả của các hoạt động dạy học trước đó là rất thuận lợi và không mất quá nhiều thời gian. Việc sử dụng MVT trong dạy học còn có tác dụng rất tốt đối với HS, trong đó cá thể học tập của học sinh ở mức độ cao. Với những chương trình đã được cài đặt sẵn (trắc nghiệm, đố vui …) MVT có thể đưa ra lời khen ngợi mỗi khi HS thực hiện tốt một nội dung học tập, và cũng có thể phê phán một cách nhẹ nhàng mỗi khi các em làm không tốt nhiệm vụ của mình. Vì thế HS thấy mình được tôn trọng, được cư xử công bằng và khách quan, giúp các em tự tin hơn vào chính bản thân mình. Thông qua đó cũng rèn luyện cho HS tính độc lập, tự chủ và sáng tạo. Học tập thông qua MVT đòi hỏi HS phải kiên trì, nhẫn nại, cần cù và chăm chỉ, đó cũng là những nét nhân cách cần thiết phải hình thành ở HS.
Một ưu điểm khác của việc sử dụng MVT trong dạy học là khả năng đánh giá kết quả học tập một cách công bằng, khách quan, điều đó giúp HS đánh giá đúng khả năng học tập của mình. Nhờ có MVT mà kết quả học tập của HS được lưu lại trong các tệp số liệu, giúp GV có thể so sánh, đánh giá, nhận xét quá trình học tập của HS một cách nhanh chóng, chính xác.
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng, các thí nghiệm tự động hoá có sự trợ giúp của MVT được thực hiện một cách nhanh chóng với độ chính xác cao; các số liệu thực nghiệm được xử lý, đánh giá và trình bày dưới dạng bảng biểu, đồ thị hay các tệp số liệu, có thể lưu trữ trên các thiết bị nhớ ngoài của MVT, điều đó giúp GV và HS dễ dàng trong việc khảo sát và xử lý thông tin. Việc sử dụng MVT trong dạy học cũng làm thay đổi nội dung và phương pháp giảng dạy, các hình thức dạy học cũng từ đó mà được cải tiến, các phương pháp dạy học tích cực cũng có thể được hoàn thiện, bổ sung và sử dụng rộng rãi hơn, nhất là phương pháp dạy học chương trình hoá; mô hình hoá.
MVT có một ưu điểm nổi trội khác là khi kết nối vào mạng máy tính, nó tạo điều kiện để tiến hành dạy học từ xa một cách thuận tiện và hiệu quả. Ngoài ra, thông qua mạng internet, GV có thể cập nhật được những thông tin mới nhất liên quan đến nội dung dạy học để bổ sung, hoàn thiện bài giảng một cách có chất lượng.
Như đã phân tích trên, việc sử dụng MVT trong dạy học có nhiều ưu điểm, tuy vậy nó cũng có những nhược điểm đáng lưu ý.
Thứ nhất, về mặt kích thước, màn hình MVT là khá nhỏ có thể gây khó khăn cho việc quan sát của HS, nhất là đối với các lớp đông HS.
Để khắc phục nhược điểm này, GV có thể thực hiện việc học tập với mạng máy tính, học theo từng nhóm nhỏ để các em dễ quan sát. Một trong những biện pháp khắc phục thường được áp dụng ở nhiều trường học hiện nay là sử dụng thiết bị khuếch đại nối với MVT (Projector), chiếu dữ liệu trên màn hình của MVT lên màn ảnh rộng, nhờ đó những hạn chế về kích thước nhỏ của màn hình sẽ được khắc phục.
Thứ hai, việc học tập với MVT trong thời gian dài có thể làm hạn chế năng lực giao tiếp xã hội của HS, vì HS chỉ im lặng trước MVT mà không có nhiều điều kiện để trao đổi thông tin bằng lời.
Để khắc phục nhược điểm này, biện pháp tốt nhất là nên tổ chức cho HS học tập theo nhóm, thông qua nhóm học tập để HS có thể trao đổi, thảo luận. GV cũng thường xuyên theo sát các nhóm HS để hướng dẫn, trao đổi vối HS.
Thứ ba, để sử dụng MVT trong dạy học có hiệu quả, đòi hỏi người GV phải có kiến thức nhất định về tin học. Đây là một trong những khó khăn thuộc về lĩnh vực con người nên không thể giải quyết nhanh một sớm một chiều mà cần phải có thời gian và có những quyết sách từ phía các nhà quản lý giáo dục và sự năng động, tâm huyết của người GV. Để giải quyết vấn đề này, nên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức tin học định kỳ cho GV phổ thông. Trong các trường sư phạm, cần phải đưa vào nội dung chương trình đào tạo những chương trình về tin học ứng dụng, nhất là các chương trình ứng dụng tin học vào phương pháp giảng dạy bộ môn.

TS. Nguyễn Thanh Hải

Khoa Cơ bản - ĐH Phạm Văn Đồng

 
Các tin khác liên quan :

      Một số giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn cho học sinh phổ thông 15:41 27/07/2011 [1633]


      Vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống của học sinh hiện nay: Thực trạng và một vài giải pháp 15:36 27/07/2011 [1632]


      Bàn về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 15:30 27/07/2011 [1631]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 6) 20:38 25/07/2011 [1631]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 5) 20:35 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 4) 20:32 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 3) 20:30 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 2) 20:28 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 1) 20:25 25/07/2011 [1630]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 7) 20:17 25/07/2011 [1630]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 6) 20:15 25/07/2011 [1628]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 4) 20:10 25/07/2011 [1632]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 3) 20:08 25/07/2011 [1631]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 2) 20:04 25/07/2011 [1630]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 1) 20:00 25/07/2011 [1630]

       Kỹ thuật tổ chức bài dạy học vật lý 09:50 16/03/2011 [1628]
       Kỹ thuật lựa chọn kiến thức cơ bản cho một bài dạy học vật lý 09:47 16/03/2011 [1628]
        Kỹ thuật xác định mục tiêu cho một bài dạy Vật lý 09:41 16/03/2011 [1628]
       Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý 21:50 15/03/2011 [1629]


 Thông báo
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
  Danh sách lớp chính thức, thời khóa biểu học kỳ hè năm học 2016-2017
 Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)
 Lịch tuần công tác 44, năm học 2016-2017 (Từ 22/05/2017 đến 28/05/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 21/5/2017)
 Chương trình đào tạo Cao đẳng sư phạm Toán học
 Chương trình đào tạo Đại học sư phạm vật lý

 Tin mới nhất
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lý lịch khoa học giảng viên Khoa Cơ bản
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY