Chủ nhật, 06/07/2025    
Tìm kiếm:    

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VẬT LÝ
     Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 4) 20:10 25/07/2011 [1633]
 
  
     Phương tiện trực quan bao gồm mọi thiết bị và thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để hỗ trợ cho quá trình dạy và học của GV và HS.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

2.1. Các phương tiện trực quan trong dạy học
2.1.1. Chức năng của phương tiện trực quan
Phương tiện trực quan bao gồm mọi thiết bị và thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để hỗ trợ cho quá trình dạy và học của GV và HS. Phương tiện trực quan có tác động trực tiếp đến giác quan của người học, qua đó những thông tin được HS tiếp thu và xử lí.
Tuỳ theo quan điểm lí luận nhận thức hay quan điểm về lí luận dạy học mà phương tiện trực quan có những chức năng khác nhau.
– Theo quan điểm của lí luận nhận thức, phương tiện trực quan góp phần hỗ trợ cho quá trình nhận thức của HS, định hướng hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học và kích thích hứng thú hoạt động nhận thức của HS. Ngoài ra, phương tiện trực quan còn góp phần phát triển năng lực làm việc độc lập, sáng tạo của HS, qua đó góp phần rèn luyện phẩm chất của người lao động mới.
– Theo quan điểm của lí luận dạy học, trước hết phương tiện trực quan là một phương tiện để hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, góp phần nâng cao chất lượng kiến thức. Sử dụng phương tiện trực quan góp phần đơn giản hoá các hiện tượng, quá trình VL và kích thích hứng thú học tập của HS. Ngoài ra, việc sử dụng phương tiện trực quan còn có tác dụng nâng cao cường độ lao động, học tập của HS.
2.4.2. Các loại phương tiện trực quan
Phương tiện trực quan trong dạy học có thể phân thành 2 nhóm gồm: các phương tiện dạy học truyền thống và các phương tiện nghe nhìn.
– Các phương tiện trực quan truyền thống thường được dùng phổ biến trong nhà trường có thể kể đến là: Các vật thật trong đời sống và kĩ thuật; các thiết bị TN được dùng để tiến hành TN hoặc TN HS, các mô hình vật chất, như: mô hình máy biến thế; mô hình động cơ điện, mô hình máy phát điện ...; bảng; tranh ảnh, biểu bảng và các bản vẽ sẵn; các tài liệu in như sách giáo khoa, sách bài tập, các tranh ảnh in sẵn và các tài liệu tham khảo.
– Phương triện nghe nhìn bao gồm hai khối, đó là: khối mang thông tin và khối chuyển tải thông tin.
Khối mang thông tin, chẳng hạn: Phim học tập: phim đèn chiếu; phim nhựa; phim truyền hình, Các băng hình, đĩa CD, đĩa DVD, đĩa VCD, Băng Casette, Các phần mềm dạy học, Giấy bóng trong đã có nội dung; Folie màu...
Khối chuyển tải thông tin, như: Máy vi tính, Máy chiếu qua đầu, Máy chiếu đa chức năng, Đèn chiếu, Ti vi, Đầu Video, đầu đĩa: CD, VCD, DVD, Máy Cassette. Máy chiếu phim, Camera, Đèn chiếu Slide....
2.2. Cách sử dụng một số phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học vật lí
2.2.1. Sử dụng phim học tập trong dạy học vật lí
Trong dạy học VL, phim học tập được sử dụng bao gồm: Phim đèn chiếu, phim chiếu bóng (bao gồm phim quay các cảnh thật và phim hoạt hình), phim vô tuyến truyền hình, phim trên băng video.
Các phim học tập nói trên thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Khi nghiên cứu các đề tài không thể làm được thí nghiệm, mặc dù các thí nghiệm đó là những thí nghiệm rất cơ bản, do thiết bị thí nghiệm cần sử dụng cồng kềnh, phức tạp, đắt tiền, hoặc không an toàn đối với GV và HS. Chẳng hạn như thí nghiệm Cavendisơ để xác định hằng số hấp dẫn, thí nghiệm Miliken xác định điện tích nguyên tố hoặc các thí nghiệm về tia X, về phản ứng hạt nhân …
– Khi nghiên cứu các đối tượng, hiện tượng VL không thể quan sát, đo đạc trực tiếp được do chúng quá nhỏ hoặc quá to,. Chẳng hạn khi nghiên cứu về cấu trúc vật chất, các đối tượng vi mô trong trong cơ chế dẫn điện ở các môi trường khác nhau, người ta thường sử dụng phim đèn chiếu, phim chiếu bóng để cung cấp cho HS những biểu tượng có tính chất mô hình về các đối tượng và các quá trình VL này.
– Khi nghiên cứu các quá trình VL diễn ra quá nhanh (như sự biến dạng của hai quả cầu khi va chạm đàn hồi với nhau) hoặc quá chậm (như hiện tượng khuếch tán diễn ra trong chất rắn). Trong những trường hợp này, việc sử dụng phim chiếu bóng, phim vô tuyến truyền hình hoặc băng video đã quay với tốc độ mong muốn là hợp lí nhất, vì như thế, HS sẽ quan sát được toàn bộ quá trình trong một khoảng thời gian quan sát thích hợp.
– Khi nghiên cứu những hiện tượng diễn ra ở những nơi hoặc những thời điểm không thể đến quan sát trực tiếp được, chẳng hạn như nghiên cứu về sự hình thành dải plasma, động đất, … người ta có thể sử dụng các phim đèn chiếu về các nội dung này.
– Khi nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật của VL như nguyên tắc hoạt động, cấu tạo của các máy đo, các máy phức tạp, dây chuyền sản xuất, …) ta cũng có thể sử dụng phim đèn chiếu, phim chiếu bóng, phim vô tuyến truyền hình, bằng cách đưa thêm dần các chi tiết vào hình vẽ, sẽ chỉ ra được trên phim đèn chiếu, phim chiếu bóng sự chuyển từ sơ đồ nguyên lí sang thiết kế cụ thể các máy móc tương ứng.
– Các loại phim học tập cũng còn được sử dụng khi trình bày lịch sử phát triển của một vấn đề VL, một phát minh khoa học … Qua việc xem phim, HS thấy được con đường thu nhận các kiến thức trong các bối cảnh xã hội cụ thể và vị trí của các nhà khoa học trong sự phát triển của VL học.
Có thể khẳng định rằng, việc sử dụng phim học tập trong dạy học VL có nhiều lợi ích thiết thức. Phim học tập giúp thu nhận thế giới tự nhiên vào lớp học, xoá bỏ những hạn hẹp về mặt không gian của lớp học và thời gian của giờ học. Nhờ các cuốn phim được quay trước mà HS quan sát được với tốc độ mong muốn, thậm chí có thể dừng lại các hình ảnh để quan sát kĩ hơn. Nhờ vào khả năng đồ hoạ (như đánh dấu, đóng khung, tô màu …) kết hợp hài hoà với tín hiệu âm thanh và sự thuyết minh phim, không những tạo được ở HS những biểu tượng tốt hơn về đối tượng nghiên cứu mà còn làm tăng tính trực quan và hiệu quả xúc cảm của phương tiện dạy học. Ngoài ra, phim học tập có thể sử dụng được ở tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học, ở trong và ngoài lớp học, ở trong và ngoài các giờ học chính khoá.
Để việc sử dụng phim học tập đạt hiệu quả cao, GV cần chú ý những điểm sau:
Thứ nhất, GV cần căn cứ vào mục đích sử dụng, nội dung cuốn phim để định ra những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm làm tăng hiệu quả của cuốn phim đối với quá trình nhận thực của HS.
 Thứ hai, GV cần xác định rõ các giai đoạn làm việc chủ yếu đối với phim học tập. Đặt kế hoạch sử dụng phim (sử dụng vào lúc nào, nhằm đạt được mục đích gì trong lí luận dạy học …) trong kế hoạch dạy học tổng thể một chương, một phần cụ thể. Trước khi sử dụng phim, cần giao cho HS nhiệm vụ ôn tập ở nhà những kiến thức cần thiết để có thể hiểu được nội dung cuốn phim; nêu rõ mục đích sử dụng phim nhằm đặt HS ở tâm thế chờ đợi tích cực, khêu gợi tính tò mò nhận thức. Trước khi chiếu phim, để định hướng sự chú ý cho HS vào những nội dung cơ bản của cuốn phim, GV cần giao cho HS các nhiệm vụ cần hoàn thành sau khi xem phim. Trong khi HS xem phim, GV cần quan sát, có thể đưa ra những gợi ý nhỏ để hướng sự chú ý của HS vào những cái cơ bản, cái đặc biệt có trong đoạn phim để HS không bị bỏ sót những điểm cần thiết. Sau khi xem xong cuốn phim, GV có thể đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phim thông qua sự trả lời của HS về các câu hỏi đã đặt ra ban đầu. Trong những trường hợp cần thiết, cũng có thể tiến hành những TN của GV hoặc TN của HS trước hoặc ngay sau khi chiếu phim.

TS. Nguyễn Thanh Hải

Khoa Cơ bản - ĐH Phạm Văn Đồng

 
Các tin khác liên quan :

      Một số giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn cho học sinh phổ thông 15:41 27/07/2011 [1633]


      Vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống của học sinh hiện nay: Thực trạng và một vài giải pháp 15:36 27/07/2011 [1632]


      Bàn về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 15:30 27/07/2011 [1631]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 6) 20:38 25/07/2011 [1631]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 5) 20:35 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 4) 20:32 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 3) 20:30 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 2) 20:28 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 1) 20:25 25/07/2011 [1630]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 7) 20:17 25/07/2011 [1631]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 6) 20:15 25/07/2011 [1628]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 5) 20:13 25/07/2011 [1631]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 3) 20:08 25/07/2011 [1631]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 2) 20:04 25/07/2011 [1630]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 1) 20:00 25/07/2011 [1630]

       Kỹ thuật tổ chức bài dạy học vật lý 09:50 16/03/2011 [1628]
       Kỹ thuật lựa chọn kiến thức cơ bản cho một bài dạy học vật lý 09:47 16/03/2011 [1628]
        Kỹ thuật xác định mục tiêu cho một bài dạy Vật lý 09:41 16/03/2011 [1628]
       Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý 21:50 15/03/2011 [1629]


 Thông báo
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
  Danh sách lớp chính thức, thời khóa biểu học kỳ hè năm học 2016-2017
 Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)
 Lịch tuần công tác 44, năm học 2016-2017 (Từ 22/05/2017 đến 28/05/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 21/5/2017)
 Chương trình đào tạo Cao đẳng sư phạm Toán học
 Chương trình đào tạo Đại học sư phạm vật lý

 Tin mới nhất
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lý lịch khoa học giảng viên Khoa Cơ bản
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY