Với công trình nghiên cứu “NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC AXIT BÉO TRONG MỘT SỐ LOẠI DẦU MỠ ĐỘNG, THỰC VẬT VIỆT NAM BẰNG KỸ THUẬT SẮC KÝ”, NCS. Võ Thị Việt Dung đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia gồm 7 thành viên. Hội đồng đã đánh giá cao giá trị khoa học và thực tiễn của luận án và đã thống nhất kết luận luận án được bảo vệ đạt loại xuất sắc.
Tham dự lễ bảo vệ Luận án Tiến sĩ của NCS VÕ THỊ VIỆT DUNG, về phía Trường ĐH Phạm Văn Đồng có các Thầy phó hiệu trưởng Nguyễn Nhẫn, Phạm Nghi; đại diện Khoa Cơ bản có Cô Võ Thị Lý Hoa; đại diện các phòng ban có Thầy Bùi Xuân Hướng, Nguyễn Đình Đức, Võ Tấn Lộc, đặc biệt còn có sự hiện diện của Thầy giáo TS. Võ Văn Tám- nguyên Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Ngãi (cũ) và thầy Nguyễn Quý Nạp nguyên Bí thư Chi bộ Khoa Cơ bản. Trong phát biểu chúc mừng và cám ơn Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên, Thầy Phạm Nghi đã giới thiệu sơ lược về những thành tựu nổi bật của Trường Đại học Phạm Văn Đồng trong 5 năm hình thành và phát triển.
Chúc mừng những nỗ lực và thành công của TS. VÕ THỊ VIỆT DUNG Đoàn đại diện Trường Đại Học Phạm Văn Đồng đã mang những lẵng hoa tươi thắm của nhà trường, của tập thể CBGV Khoa Cơ bản, của Chi bộ, và Liên Chi Đoàn Khoa Cơ bản gửi tặng thay cho niềm vui mừng của tập thể và cả những tình cảm, động viên, chia sẻ và gánh vác nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường trong giai đoạn đầu đầy khó khăn để GV Võ Thị Việt Dung yên tâm hoàn thành nhiệm vụ học tập nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm đáp ứng chiến lược chuẩn hóa nguồn nhân lực của nhà trường trong tương lai.
Một số hình ảnh buổi lễ bảo vệ
.jpg)
.jpg)






Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Khoa Cơ Bản- Trường Đại Học Phạm Văn Đồng.
- Trung tâm Thông tin Tư liệu-Trường Đại Học Phạm Văn Đồng
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Võ Thị Việt Dung, Nguyễn Xuân Trung, Lưu Đức Phương, Lưu Văn Bôi (2010), “Phân tích thành phần axit béo trong mỡ cá basa dùng trong sản xuất diesel sinh học”, Tạp chí Hóa học T.48 (4C), tr. 522–528.
2. Võ Thị Việt Dung, Nguyễn Xuân Trung, Lưu Văn Bôi (2011), “Sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng tối ưu hóa quá trình chuyển hóa este mỡ lợn để tách và xác định các axit béo”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Viện KH & CN Việt Nam T.49 (3A), tr. 164–172.
3. Võ Thị Việt Dung, Nguyễn Xuân Trung, Lưu Văn Bôi (2011), “Tách và xác định các axit béo trong dầu lạc và dầu dừa bằng phương pháp sắc ký khí”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học T.16 (3), tr 14–20.
4. Võ Thị Việt Dung, Nguyễn Xuân Trung, Lưu Văn Bôi (2012), “Khảo sát các điều kiện sắc ký khí ion hóa ngọn lửa để tách và xác định các axit béo trong dầu đậu nành và dầu mè Việt Nam”, Tạp chí Hóa học T.50 (4A), tr. 337–340.
5. Võ Thị Việt Dung, Nguyễn Xuân Trung, Lưu Văn Bôi (2012), “Sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng tối ưu hóa điều kiện sắc ký khí ion hóa ngọn lửa để tách và xác định các axit béo trong dầu hạt cao su và dầu hạt jatropha Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội T.28 (1S), tr. 29–34.
6. Võ Thị Việt Dung, Nguyễn Xuân Trung, Lưu Văn Bôi (2012), “Tối ưu hóa quá trình chuyển hóa este dầu hạt cao su sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng”, Tạp chí Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội T.28 (1S), tr. 35–41.