Chủ nhật, 06/07/2025    
Tìm kiếm:    

 THÔNG TIN CHUNG VỀ NCKH
     Cơ hội nào cho giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học? 10:05 16/03/2011 [1629]
 
  
      Trong trường đại học, giảng viên kiêm nhiệm song hành hai hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Hai hoạt động này bổ trợ cho nhau. Nhà giáo phải NCKH để giảng dạy cho tốt.

Một bài giảng hay là kết quả của một thái độ hoạt động nghiên cứu nghiêm túc và công phu, như một công trình nghiên cứu để cho sinh viên và thế hệ đi sau học tập và tham khảo. Qua thực tiễn giảng dạy, thường hé lộ những vấn đề, đề tài mới, thú vị, đánh thức và phát triển thêm năng lực nghiên cứu của thầy. Nên có thể nói, hoạt động nghiên cứu đối với giảng viên là hoạt động thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời nhà giáo, thậm chí, sau khi dời bục giảng nhiều công trình nghiên cứu của nhà giáo được công bố khiến đồng nghiệp phải thán phục.

Hơn nữa, hoạt động nghiên cứu cần được các trường đại học chú trọng, đầu tư, và càng là trường đại học, cao đẳng nổi tiếng càng phải đầu tư đa bội cho việc nghiên cứu. NCKH để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội, mang lại uy tín, vị thế cho nhà giáo- nhà khoa học, cho cơ sở giáo dục và đào tạo.

Giảng viên trẻ (GVT) được coi là đội ngũ kế cận, tương lai của một trường đại học, là những người mới vào nghề, đang trong độ tuổi thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, tinh thần nghề nghiệp. GVT làm việc ở trường đại học phải đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cao hơn so với các nhà giáo ở bậc học khác không chỉ do môi trường, hay đối tượng dạy học mà còn do chính yêu cầu tự thân người giảng viên - có khả năng độc lập nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Song, cơ hội nào để GVT được tiếp cận đề tài nghiên cứu, được phát triển năng lực nghiên cứu vẫn là vấn đề nóng cho không chỉ người trong cuộc.

fd
Giảng viên trẻ được coi là đội ngũ kế cận, tương lai của một trường đại học

Những "lực cản" đang tồn tại

Hiện nay, việc xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các trường đại học, cao đẳng đang là một mục tiêu ưu tiên của ngành Giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao và hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 đào tạo được 20.000 tiến sĩ, và từ nay đến năm 2015 “đào tạo được 1000 giảng viên đạt chuẩn khu vực và quốc tế, 100% số giảng viên giảng dạy lý thuyết trong các chương trình tiên tiến đạt trình độ tiến sĩ”(1).

Vậy, để thực hiện mục tiêu này các trường đại học sẽ làm gì, sự trẻ hoá đội ngũ giảng viên sẽ được giải quyết bằng cách nào khi mà vẫn còn không ít những mặc cảm, chưa thực sự tin tưởng vào đội ngũ GVT. Đã từng có quan niệm cho rằng, trường đại học nên tạo điều kiện cho các giáo sư đầu ngành, những người có thâm niên nghiên cứu hơn là các GVT, GVT nên tập trung ưu tiên cho giảng dạy, và nghiên cứu những đề tài cấp cao (có kinh phí lớn) phải là những giáo sư có kinh nghiệm, lâu năm,…

Nếu cực đoan quan niệm như vậy sẽ dẫn đến việc tách biệt hai hoạt động chính của giảng viên đại học là nghiên cứu và giảng dạy, NCKH sẽ là tháp ngà độc tôn của một số người, và tất yếu sẽ làm chảy máu chất xám, lãng phí tài năng. Nhưng quan niệm như thế cũng đáng để phản tỉnh suy nghĩ, rằng GVT làm thể nào để khẳng định được năng lực nghiên cứu của mình, vì không phải tất cả những GVT đều có năng lực và niềm ham mê NCKH, hơn nữa, kinh phí NCKH không phải là thứ quỹ phúc lợi để đem ra chia đều.

Việc khẳng định năng lực cá nhân và khả năng giành được vị trí chủ nhiệm đề tài lớn hay các chương trình dự án nghiên cứu phụ thuộc vào chính cá nhân GVT, họ cần ý thức về nhiệm vụ và trách nhiệm của một người trí thức- nhà giáo- nhà khoa học. Thực tế không chỉ ở nước ngoài mà ngay cả ở nước ta, nhiều GVT là những nhân tố tích cực, hiệu quả trong nghiên cứu và giảng dạy, được trọng dụng, mời gọi tham gia vào nhiều đề tài lớn, giảng dạy ở các trường nổi tiếng, và có rất nhiều công trình nghiên cứu xuất sắc.

Việc phát triển năng lực nghiên cứu và giảng dạy của GVT hiện nay dường như vẫn chưa được các cơ sở giáo dục coi trọng triệt để, vẫn bị coi là chuyện của cá nhân, cũng giống như việc phấn đấu để phong hàm giáo sư, phó giáo sư là chuyện của riêng ai đó mà cơ sở nghiên cứu, giáo dục và đào tạo không tỏ ra mặn mà quan tâm hoặc có chế độ khuyến khích thích đáng.

Hơn nữa, cơ chế phân bổ kinh phí NCKH của cơ quan quản lý còn chưa hợp lý như: chất lượng  đề tài chưa tương xứng với kinh phí, cơ chế giám sát và đánh giá năng lực nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài còn yếu, phân bổ kinh phí dựa trên số lượng người nghiên cứu có học hàm, học vị, …

Sự thực là hiện nay công tác giảng dạy và NCKH của giảng viên nói chung còn gặp “sức ỳ” quá lớn, nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Lịch giảng dạy phân bố, phân công không đồng đều, gây quá tải đối với giảng viên, khiến cho họ không có đủ thời gian đầu tư nghiên cứu. Công tác NCKH thiếu tính hệ thống, tập trung, đồng bộ, giảng viên nghiên cứu đề tài còn mang tính đơn lẻ, manh mún, NCKH chưa thực sự thu hút đông đảo giảng viên tham gia, đặc biệt là GVT.

Theo Bộ GD&ĐT thống kê: “hiện có 56.000 cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng nhưng chỉ có khoảng 1.100 giảng viên (3%) tham gia nghiên cứu khoa học và rất ít GVT tham gia nghiên cứu”(2). Điều này, thực sự là tiếng chuông báo động về năng lực chuyên môn và nhiệt huyết nghề nghiệp của đội ngũ GVT. Điều này cũng cho thấy, chính GVT làm mất cơ hội NCKH.

Năng lực  NCKH tiểm ẩn trong đội ngũ GVT

Nghiên cứu tức là xem xét, tìm hiểu kỹ lưỡng để nhận biết khách quan vấn đề, giải quyết vấn đề hoặc lĩnh hội tri thức mới. NCKH được coi là một quá trình mà chủ thể tiến hành một chuỗi những hoạt động quan sát, thu thập thông tin, tìm hiểu, đánh giá khách quan, có hệ thống và chi tiết để đưa ra những kết luận nhằm nhận biết vấn đề một cách sâu sắc và đầy đủ. Nghiên cứu trong thực tế cuộc sống trở thành nhu cầu tất yếu cho bất cứ ai muốn tìm hiểu kỹ lưỡng nội dung, bản chất sự việc, vấn đề, nhưng đối với NCKH yêu cầu chủ thể phải có tri thức khoa học, có tư duy khoa học, phương pháp luận và định hướng hoạt động nghiên cứu rõ ràng.

grg
làm thế nào để khai thác hết tiềm năng, tạo cơ hội, phát huy năng lực, lòng nhiệt tình của GVT

Theo quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên bình quân trong năm học là 1.760 giờ, gồm: giảng dạy 900 giờ, nghiên cứu khoa học 500 giờ, hoạt động chuyên môn 360 giờ. Mỗi giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao ứng với ngạch, chức danh hoặc vị trí công việc, phải công bố kết quả nghiên cứu (sản phẩm, bài báo, đề tài …).

Giảng viên trường đại học là những người có năng lực trí tuệ cao, có khả năng sư phạm và độc lập NCKH, họ cần được coi là nhân vật trung tâm, được coi trọng và đãi ngộ xứng đáng. Nếu trường đại học là môi trường sư phạm mẫu mực, là cái nôi sản sinh và phát triển văn hoá, tri thức, khoa học thì tác nhân trực tiếp quan trọng vào môi trướng đó chính là đội ngũ giảng viên; và muốn khẳng định tương lai của nhà trường thì cần có định hướng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVT. Tuy nhiên, việc ban hành chính sách đãi ngộ thoả đáng với giảng viên (trong đó có GVT) cũng cần đi kèm với những yêu cầu cao hơn về hiệu quả lao động của nhà giáo, chú trọng tới chất lượng bài giảng, sản phẩm NCKH, sản phẩm đào tạo.

Tiềm năng NCKH cũng như cơ hội của đội ngũ GVT rất nhiều. Nhưng làm thế nào để khai thác hết tiềm năng, tạo cơ hội, phát huy năng lực, lòng nhiệt tình của họ thì cần đến nhiều yếu tố, và cần được cộng hưởng quan tâm của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà trường. Đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy về chiến lược phát triển đội ngũ trong các nhà trường, nhà trường không thể thờ ơ hay đứng ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cho chính nhà trường; nhà trường cũng không thể thụ động trông đợi nguồn bổ sung nhân lực mang tính “áp đặt” để rồi lại loay hoay mãi với những vấn đề muôn thủa: chất lượng giảng viên yếu, giảng dạy trái môn, không có giảng viên đầu đàn, chất lượng đầu ra kém…

Một trong những bài toán phát triển đội ngũ nên được chú trọng đến là phát huy mọi tiềm năng sẵn có của đội ngũ giảng viên, sinh viên giỏi trong trường; có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên; khái thác, tạo cơ hội, phát huy năng lực, sở trường, lòng nhiệt tình giảng dạy và NCKH của giảng viên. Có thể nêu một số giải pháp tạo cơ hội, phát triển năng lực NCKH cho GVT như sau:

1. Tạo hành lang pháp lý phát triển GVT, phát huy năng lực NCKH

Công tác phát triển GVT trong trường đại học không nên để tự phát mà rất cần được quy định cụ thể hoá trong các văn bản, quy chế, điều lệ nhà trường. Dựa trên các văn bản của Bộ GD&ĐT như: Điều lệ trường đại học và các quy định về tiêu chuẩn, chế độ, kiểm định đánh giá chất lượng trường đại học,… các trường xây dựng quy định chế độ làm việc của giảng viên, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giảng viên một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện, đặc thù của nhà trường, trong đó chú trọng việc xây dựng, phát triển đội ngũ, đào tạo, bồi dưỡng GVT.

Thay đổi, bổ sung các quy định NCKH trong trường đại học cho phù hợp với thực tiễn; nghiên cứu chế độ, quy chế hoạt động NCKH công nghệ chú ý đến chất lượng, hiệu quả thực tế nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài; tạo điều kiện về mặt pháp lý để GVT có thể độc lập nghiên cứu, hoặc hợp tác nghiên cứu những đề tài cấp cao, có nguồn kinh phí dồi dào. Thời gian làm việc của GVT cần được xem xét hợp lý, tránh quá tải gây áp lực khiến giảng viên không tập trung nghiên cứu và giảng dạy.

2. Đổi mới công tác hướng dẫn, bồi dưỡng GVT

Trường đại học là trung tâm nghiên cứu, thực hành khoa học công nghệ, nhưng như trên đã nói, nếu không chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thì không thể duy trì, phát triển đội ngũ, không thể có được thương hiệu trên “thị trường giáo dục”. Điều này phụ thuộc phần lớn vào công tác hướng dẫn, bồi dưỡng đội ngũ kế cận. Cần có chiến lược khi xây dựng, phát triển đội ngũ, và cần được cụ thể hoá bằng những kế hoạch đối với khoa, tổ, nhóm chuyên môn, với từng cá nhân GVT.

Đối với GVT, nơi tốt nhất đề học nghề và rèn luyện năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu là được làm việc cùng với các giáo sư, nhà giáo, nhà khoa học giỏi. Phân công người hướng dẫn, bồi dưỡng GVT nên trở thành quy định bắt buộc đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên chính, giảng viên cao cấp trong trường đại học. GVT được định hướng NCKH chuyên ngành, xác định được thế mạnh của mình, những vấn đề mới để đi sâu nghiên cứu.

Tuổi trẻ luôn nhanh nhạy với cái mới, ham khám phá và thích phản biện nên rất cần được sự đồng cảm, giúp đỡ nhiệt tình của người đi trước. GVT rất  mong đợi được thụ hưởng cái tâm trong sáng, cái tài trí tuệ, và cái tầm nhìn xa của người hướng dẫn trong các hoạt động sư phạm.

Việc bồi dưỡng, phát triển GVT cần một sự đổi mới thực chất và hiệu quả hơn là những hô hào, sáo rỗng nên cần có một chế độ pháp lý đối với GVT và cán bộ hướng dẫn, sao cho việc phát triển nghề nghiệp của giảng viên không phải là chuyện của cá nhân (cá nhân GVT và người hướng dẫn) mà là chiến lược phát triển chung của nhà trường, nhà trường phải có trách nhiệm, phải coi việc đó là bắt buộc, là vấn đề sống còn của nhà trường, là giá trị, thương hiệu của nhà trường.

3. Phát triển phong trào thi đua NCKH

Thi đua NCKH của giảng viên kết hợp đồng thời với phong trào dạy tốt học tốt. GVT cần đặt ra yêu cầu phải tham gia vào các đề tài nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm, bài báo khoa học,…Trường đại học và các đoàn thể thường xuyên duy trì và phát động các phong trào thi đua có hiệu quả, tức là phát triển một không gian khoa học, trân trọng, tôn vinh con người và sản phẩm của tư duy sáng tạo. Trường đại học vừa là môi trường nghiên cứu nhưng cũng vừa là môi trường triển khai nhiệm vụ phát triển nghiên cứu, coi đột phá, sáng tạo là mục tiêu phát triển và khẳng định vị thế nhà trường.

Hoạt động thi đua NCKH cần được đẩy mạnh, gắn sát với lợi ích cá nhân nhằm tận dụng, phát huy tiềm năng nghiên cứu đối với cán bộ giảng dạy bằng các hình thức như: thành lập quỹ khen thưởng NCKH, tài năng trẻ, tổ chức buổi toạ đàm, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nghiên cứu có chất lượng…

4. Cải thiện chế độ tiền lương ngạch giảng viên, chế độ khen thưởng, cơ chế phân bổ kinh phí hợp lý

Chế độ cải cách tiền lương của chính phủ cần sớm được điều chỉnh cho phù hợp. Trường đại học nghiên cứu, tiến hành các hoạt động tăng nguồn thu nhập của giảng viên, xây dựng cơ chế phân bổ kinh phí NCKH chú trọng chất lượng đề tài và năng lực nghiên cứu của cán bộ; khuyến khích các tổ chức đầu tư, hợp tác NCKH; GVT được nhận đề tài hoặc tham gia nghiên cứu đề tài có kinh phí cao. Khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích trong nghiên cứu và giảng dạy; phát hiện và khuyến khích GVT có tài năng NCKH tham gia nghiên cứu các đề tài trong và ngoài trường, giúp đỡ kinh phí, tạo cơ hội cho GVT đi học tập, nghiên cứu ở những trường đại học lớn, những cơ sở nghiên cứu uy tín ở trong và ngoài nước.

Nhà trường ngày càng mong muốn nhận những GVT có trình độ cao và đạt chất lượng trong giảng dạy và NCKH, và cũng cần đãi ngộ họ xứng đáng hơn, tạo nhiều cơ hội để họ khẳng định năng lực cá nhân.

Theo TS. Đỗ Tiến Sỹ

(Học viện Quản lý giáo dục)

Nguồn: http://gdtd.vn

 
Các tin khác liên quan :

      Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017 21:17 28/05/2017 [1630]


      Thông báo v/v đề xuất, đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2018 20:51 10/04/2017 [1629]


      Đăng ký đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học Trường ĐH Phạm Văn Đồng năm học 2016-2017 16:10 07/08/2016 [1630]


      Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học trong sinh viên Khoa Cơ bản năm 2016 14:46 21/05/2016 [1629]


      Nhóm nghiên cứu Hóa-Sinh-Môi trường thăm và làm việc tại huyện Sơn Tây 16:35 10/04/2016 [1629]


      Thông báo số 1 về việc tổ chức Hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường ĐHSP toàn quốc lần thứ VI, năm 2016 - Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh 14:35 26/10/2015 [1629]


      Kế hoạch tổ chức Festival “Sáng tạo trẻ” tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 15:46 20/10/2015 [1629]


      KHOA CƠ BẢN TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO” 04:34 02/07/2015 [1629]


      Bộ môn Hóa học - Khoa Cơ bản tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2014 – 2015 09:56 17/06/2015 [1629]


      Thư mời viết bài Hội thảo khoa học - Trường Đại học Thủ Dầu Một 15:50 13/10/2014 [1629]


      Khoa Cơ bản tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2013 - 2014 12:14 28/05/2014 [1628]


      Xác nhận sự tồn tại của nguyên tố hóa học thứ 117 16:29 10/05/2014 [1629]


      Bài học "biết ơn kẻ trộm" của giáo sư Nhật 16:09 14/11/2013 [1629]


      Quay lưng với khoa học cơ bản là sai lầm 14:06 11/08/2013 [1629]


      KHOA CƠ BẢN TỔ CHỨC NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2012-2013 18:04 27/05/2013 [1629]

       Những đề tài khoa học cần có tầm hơn, toàn diện, hiệu quả hơn 21:21 11/06/2011 [1629]
       Nhiều thầy cô chưa mặn mà với NCKH 20:27 11/06/2011 [1629]
       Ban hành quy định về hoạt động KH&CN trong trường ĐH 09:06 09/06/2011 [1629]
       Kinh nghiệm hợp tác nghiên cứu khoa học ở Việt Nam 10:46 03/06/2011 [1629]
       Cán bộ trẻ các trường ĐHSP vững vàng trong NCKH 09:51 15/05/2011 [1629]
       Thế nào là một “bài báo khoa học” ? 10:08 16/03/2011 [1629]


 Thông báo
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
  Danh sách lớp chính thức, thời khóa biểu học kỳ hè năm học 2016-2017
 Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)
 Lịch tuần công tác 44, năm học 2016-2017 (Từ 22/05/2017 đến 28/05/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 21/5/2017)
 Chương trình đào tạo Cao đẳng sư phạm Toán học
 Chương trình đào tạo Đại học sư phạm vật lý

 Tin mới nhất
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lý lịch khoa học giảng viên Khoa Cơ bản
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY