Chủ nhật, 06/07/2025    
Tìm kiếm:    

 NHÀ GIÁO TƯƠNG LAI
     Hiệu trưởng cũng ngọng líu lô 09:38 10/11/2011 [1629]
 
  
     Bài viết này khá lý thú! Ở Quảng Ngãi, việc phát âm không bị lỗi như bài viết đã nêu, nhưng nhiều bạn sinh viên vẫn còn phát âm "nặng" phong cách địa phương như "ăn" thành "eng"; "làm" thành "lồm", "học" thành "hạc", ... Mời các bạn sinh viên đọc và tự rút ra kinh nghiệm cho mình.

Khẳng định rằng nếu trong tiết học, khi đã tập trung vào bài giảng thì giáo viên luôn hết sức cẩn trọng với từ ngữ nên rất ít sai nhưng khi trò chuyện từ Hiệu phó, Hiệu trưởng của một số trường tiểu học vẫn liên tục mắc lỗi nói ngọng.
 

Một cựu sinh viên báo chí quê ở xã Đông Hội (huyện Đông Anh) tâm sự: “Mãi lên ĐH, học cùng các bạn ở nhiều tỉnh thành mình mới biết là đang nói ngọng phụ âm “l,n”. Ngày trước thầy cô gần như không để ý, thậm chí có khi nói ngọng cùng cũng nên.

Giờ lên ĐH, bạn bè có khi cười, có khi chỉ trích nên xấu hổ lắm, cứ đến chỗ nào chuẩn bị có từ phát âm bằng những phụ âm đầu này là mình lại phải “phanh” lại, nói thật chậm”.

Để dạy được các trò, trước hết giáo viên cần phải đạt chuẩn về phát âm. Trong ảnh: Trong ảnh: một tiết học của cô trò Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Nói ngọng không trừ cả Hiệu trưởng
Trong quá trình tới gặp, làm việc với một số trường tiểu học thuộc huyện Đông Anh và Mê Linh (Hà Nội) PV và các thầy cô là lãnh đạo nhà trường lại được một phen cười nghiêng ngả khi phát hiện chính các vị này vẫn còn nói ngọng, thậm chí khá nặng.

Khi được hỏi về công tác dạy HS cách luyện phát âm đúng, chuẩn, một hiệu trưởng cho biết: “Lăm lay chúng tôi mới bắt đầu triển khai việc lày. Lói chung là cũng khá vất vả nhưng phải làm quyết liệt thì mới mong thay đổi thực trạng này”. (Những từ gạch chân là lỗi phát âm của giáo viên).

Chưa hết, vị hiệu phó của trường, phụ trách chính mảng này khi trao đổi với PV cũng ít nhiều mắc lỗi nói ngọng: “Cần thiết và quan trọng là giáo viên cần thường xuyên uốn lắn cho HS. Các giáo viên khi nhận chủ trương lày cũng bàn tán khá sôi lổi”.  So sánh về mức độ thì vị hiệu phó tự nhận “ít nhiều vẫn nhẹ hơn chị hiệu trưởng”.

Một vị hiệu phó ở trường tiểu học khác ngoài lỗi phát âm sai phụ âm “n” thành “l” thì còn lỗi nói nhanh hay bị vấp, khó nghe. Một vị hiệu phó khác, ở mức độ nhẹ hơn cả trong số các vị mắc lỗi phát âm thì ít  nhiều có giọng khá nặng, thi thoảng phát âm sai phụ lâm “l” thành “n”.

Thông báo của Hiệu phó Trường Tiểu học Tiền Phong A (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội) Đặng Quang Hà cho biết hiện trường có hơn 20% trong tổng số 38 giáo viên của trường ít nhiều còn nói ngọng. Con số này ở Trường Tiểu học Đại Thịnh A là hơn 30% trong tổng số 20 giáo viên.

Không đưa ra con số cụ thể nhưng theo Hiệu phó Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) Nguyễn Thị Dung con số này “vẫn còn đấy, dù không nhiều”.

Thực sự nguy hại

Nguyên nhân được đưa ra theo lý giải của lãnh đạo các nhà trường: “Do các giáo viên phần lớn là người địa phương hoặc về làm dâu tại địa phương, từ phong tục đến cả lời ăn tiếng nói hàng ngày dễ dàng thấm vào người. Nhiều chị em đôi khi nói sai nhưng không có ai phát hiện, giúp đỡ nên mặc định việc đó không sai”.

“Có thể bình thường mình giao tiếp anh nói ngọng tôi và anh cười với nhau được. Nhưng thật nguy hại khi mình là giáo viên mà còn nói ngọng vì nói rộng ra phát âm đúng thì anh mới hiểu đúng từ ấy dùng trong hoàn cảnh nào, từ đó dẫn tới những cảm thụ đúng. Ví như nói “Hà Lội” thì Hà Nội đang lụt to rồi, Cổ Loa mà thành “Cổ Noa” thì thật buồn cười” – Hiệu phó Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc phân tích.

“Bản thân khi nói ngọng tự anh sẽ mất tự tin. Việc này sẽ ảnh hưởng nhiều tới tính mô phạm trong nhà trường” – Hiệu phó Trường Tiểu học Tiền Phong A bổ sung.

Còn theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) Nguyễn Thị Ngọc Oanh: Thật khó chấp nhận khi giáo viên còn nói ngọng. “Giáo viên sẽ không thể tạo ra một thế hệ học sinh chuẩn khi chính mình còn chưa chuẩn. Tác động thì đơn giản và dễ thấy thôi. Ví như những cuộc gặp với phụ huynh học sinh, anh nói ngọng thì không hiểu phụ huynh sẽ nhận xét về anh như thế nào”.

Cũng theo bà Oanh: “Bây giờ thì mình không rõ lắm. Nhưng ngày trước thi vào sư phạm ngoài các môn thi kiến thức, muốn là SV của trường chúng tôi còn phải thi đọc, viết trên bảng. Nếu không qua thì không được tuyển vào. Khắt khe thế cơ mà”.

 “Tôi nghĩ bản thân giáo viên khi biết mình nói ngọng đều rất ý thức họ có thể sai khi giao tiếp, song khi đứng lớp ai cũng rất cẩn trọng. Thế nên chỉ căn cứ vào việc nói ngọng mà không nhận các giáo viên về trường (nếu xét tuyển có thêm việc này) thì cũng hơi thiệt thòi cho những người giỏi thực sự” – hiệu phó Trường Tiểu học Ngô Tất Tố (xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) Nguyễn Mai Hoa chia sẻ quan điểm.

Trường tổ chức thi thơ có phụ âm “l,n”, trao quà cho giáo viên

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Thịnh A Phạm Thị An cho biết: “Để giúp giáo viên còn nói ngọng hai phụ âm “l,n” trong các giờ sinh hoạt công đoàn hoặc tổ chuyên môn chúng tôi thường cho các giáo viên đứng lên tập nói.

Và đó không phải là những bài đọc khô khan. Trường vẫn phát động thi sáng tác thơ có chứa các phụ âm “l,n”. Mọi người sẽ lên đọc tác phẩm của mình. Thường chúng tôi khuyến khích theo lối sáng tác hóm hỉnh để mọi người dễ nghe, dễ nhớ.

Những ai còn mắc lỗi sẽ được chỉ ra và được giúp đỡ. Còn phần thưởng cho người xuất sắc có khi chỉ là tràng pháo tay hoặc món quà nho nhỏ như chiếc khăn tay, hoặc vui vẻ hơn khi có một vài gói kẹo góp vào”.
Văn Chung
 
http://www.vietnamnet.vn/
 
Các tin khác liên quan :

      Những kỹ năng cần có của giáo viên - Người giáo viên phổ thông trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại 19:41 29/11/2011 [1631]


      5 quy tắc giáo dục học sinh “chưa ngoan” 10:48 22/11/2011 [1629]


      Giới thiệu sách hay: Phong cách sư phạm 14:13 20/10/2011 [1629]


      Một số kinh nghiệm làm chủ nhiệm 18:46 16/10/2011 [1631]


      Giáo viên làm gì để có tiết dạy thành công?: Có những bước lên lớp phù hợp và rõ ràng 10:05 07/08/2011 [1629]


      Sáu nhân tố quan trọng giúp bạn thành công trong vai trò giáo viên. 09:11 05/06/2011 [1629]


      Hấp lực từ một bài thuyết giảng 09:01 05/06/2011 [1629]


      Điều gì tạo nên một giáo viên giỏi 08:43 05/06/2011 [1630]


      Hiệu quả chỉ đến từ những phương pháp tích cực 15:41 31/05/2011 [1628]


      Bản lĩnh nhà giáo – bản lĩnh trí thức 06:27 14/05/2011 [1629]


      Nhiều điều giáo viên và học sinh phổ thông không được làm 14:09 29/03/2011 [1629]



 Thông báo
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
  Danh sách lớp chính thức, thời khóa biểu học kỳ hè năm học 2016-2017
 Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)
 Lịch tuần công tác 44, năm học 2016-2017 (Từ 22/05/2017 đến 28/05/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 21/5/2017)
 Chương trình đào tạo Cao đẳng sư phạm Toán học
 Chương trình đào tạo Đại học sư phạm vật lý

 Tin mới nhất
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lý lịch khoa học giảng viên Khoa Cơ bản
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY