Chủ nhật, 06/07/2025    
Tìm kiếm:    

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HÓA HỌC
     Phương pháp dạy học phần kim loại 08:26 06/08/2013 [1629]
 
  
     Nội dung và vị trí của phần kim loại trong chương trình hoá học phổ thông tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng rộng rãi phương pháp suy diễn trong dạy học. Giáo viên có thể tích cực hoá hoạt động nhận thức học sinh thông qua việc tạo ra các tình huống có vấn đề, phát triển kỹ năng xây dựng giả thuyết

Nội dung phần kim loại bao gồm các vấn đề lớn:

- Tính chất chung của kim loại gây ra bởi dạng liên kết kim loại.

- Nghiên cứu phương pháp điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại trên cơ sở lý thuyết electron, sự điện ly, dãy điện hoá.

- Nghiên cứu các nguyên tố kim loại điển hình, có ý nghĩa với nền kinh tế quốc dân.

Khi giảng dạy phần kim loại cần chú ý:

1. Cấu tạo kim loại

Cấu tạo nguyên tử: nghiên cứu các kim loại khác nhau cần hướng học sinh chú ý đến:

+ Số electron lớp ngoài cùng không lớn

+ Bán kính nguyên tử tương đối lớn

        Ò Dễ nhường electron hóa trị

- Khi nghiên cứu vị trí các halogen trong hệ thống tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử của chúng cần chú ý đến đặc điểm: có 1electron không ghép đôi ở phân lớp ngoài cùng.

- Giáo viên có thể đưa ra bảng so sánh kim loại phi kim về các giá trị: bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá để minh hoạ.

+ Liên kết kim loại: Kim loại cấu tạo mạng tinh thể, liên kết kim loại trong mạng luôn cân bằng động :

Mn+ + ne-   ↔      M   

ion                       nguyên tử

- Cần thông báo cho học sinh: Thời gian tồn tại của nguyên tử kim loại trong tinh thể ngắn từ 10-14 - 10 -11 giây. Một vài kim loại ở trạng thái hơi có thể tạo liên kết cộng hoá trị (Ví dụ: Li, Na).

- Cần cho học sinh so sánh liên kết kim loại với liên kết ion, liên kết cộng hoá trị để tìm ra sự giống và khác nhau giữa chúng.

- Nghiên cứu các dạng mạng tinh thể kim loại phổ biến nhất như:

+ Mạng tinh thể lập phương tâm khối: Kim loại kiềm, W, Cr…

+ Mạng tinh thể lập phương tâm mặt:Al, Cu, Pb…

+ Mạng tinh thể lục phương: Mg, Be, Zn…

2. Tính chất lý học

- Cần chú ý đến: nguyên nhân gây ra tính chất lý học: tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo, ánh kim…

- Sự phụ thuộc tính dẫn điện vào nhiệt độ và tính chất tan lẫn vào nhau của các kim loại tạo ra các hợp kim.

- Có thể mở rộng giới thiệu về cách tạo ra hợp kim.

3. Tính chất hoá học của kim loại

    - Các  tính chất hoá học của kim loại học sinh đã biết nên giáo viên ghép hệ thống hoá các kiến thức riêng lẻ tản mạn bằng phương pháp đàm thoại kết hợp với thí nghiệm hoá học .

   - Các kiến thức về tính chất hoá học của kim loại có thể trình bày ở dạng sơ đồ, khái quát để học sinh dễ nhớ.

   - Dãy điện hoá của kim loại : khi trình bày cần lưu ý:

     + Dãy điện hóa được xây dựng trong điều kiện xác định, nghiêm ngặt: dung dịch nước  nồng độ 1mol/l, nhiệt độ 298K (≈ 250C), áp suất 1at.

    - Tính chất của các kim loại như là một đơn chất không chỉ dựa vào cấu tạo nguyên tử mà còn xác định bằng các dấu hiệu khác như: độ bền của mạng tinh thể, bản chất của chất oxi hoá mà tương tác với kim loại)

    - Cơ chế của quá trình tương tác của kim loại với nước, dung dịch axit, muối là quá trình các ion từ mạng tinh thể bằng các phân tử lưỡng cực nước, để lại số electron trên tấm kim loại gây ra sự xuất hiên thế điện cực. sử dụng các kiến thức vật lý về nguồn gốc dòng điện, biểu diễn cặp nguyên tố Ganvanic: Cu - Zn, Cu - Pb sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hiểu các vấn đề này.

    - Cần chỉ ra tính giới hạn của dãy điện hoá để ngăn ngừa sự sử dụng sai lầm của nó.

    - Sự điện phân muối: Học sinh có khái niệm điện phân trong chương trình vật lý nên giáo viên cần vận dụng khái niệm này trong hoá học, giải thích sự điện phân theo quan điểm lý thuyết sự điện ly, quy luật phản ứng hoá học để xác định được đúng các quá trình oxi hoá khử trên các điện cực, thứ tự theo khả năng khử các anion: S-2, I-, Br- … khi điện phân hỗn hợp dung dịch các chất với các vật liệu làm điện cực khác nhau.

  - Sự ăn mòn kim loại : cần chú ý đến các vấn đề sau:

         + Sự tổn hại đến nền kinh tế quốc dân do sự ăn mòn kim loại gây ra.

         + Giải thích bản chất của sự ăn mòn theo quan điểm của thuyết electron .

         + Cơ sở khoa học của các biện pháp chống ăn mòn kim loại .

   - Nghiên cứu các kim loại theo các phân nhóm chính I, II, III:

Các kiến thức về kim loại đã được học sinh tích luỹ khi nghiên cứu phi kim nên giáo viên có thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề, tăng cường hoạt động độc lập của học sinh, tiến hành theo con đường suy diễn: từ tính chất chung của kim loại, đặc điểm tính chất chung của phân nhóm đến tính chất của một số kim loại cụ thể. Trong quá trình nghiên cứu cần nhấn mạnh:

        + Tính chất khác biệt của kim loại so với tính chất chung của nhóm và giải thích dựa vào đặc điểm cấu tạo nguyên tử, dạng tinh thể của chúng.

        Ví dụ: - Tính chất  của Li khác với các kim loại kiềm khác. So sánh  các nguyên tố trong nhóm, giữa các nhóm nguyên tố với nhau, để củng cố quy luật biến thiên tính chất trong nhóm, trong chu kỳ,...


Phương pháp dạy học hóa học - ThS. Dương Huy cẩn
 
Các tin khác liên quan :

      Phương pháp dạy học Hóa học 9 theo định hướng mới 08:24 06/08/2013 [1628]



 Thông báo
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
  Danh sách lớp chính thức, thời khóa biểu học kỳ hè năm học 2016-2017
 Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)
 Lịch tuần công tác 44, năm học 2016-2017 (Từ 22/05/2017 đến 28/05/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 21/5/2017)
 Chương trình đào tạo Cao đẳng sư phạm Toán học
 Chương trình đào tạo Đại học sư phạm vật lý

 Tin mới nhất
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lý lịch khoa học giảng viên Khoa Cơ bản
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY