1. Hình thức
Bài viết cô đọng, bố cục rõ ràng, không sai chính tả, ngữ pháp; đánh máy vi tính trong Microsoft Word hoặc Latex không quá 08 trang A4; font chữ Times New Roman, mã Unicode, cỡ chữ 12; lùi đầu dòng 1cm; lề trên 3cm, lề dưới 2,5cm, lề trái 2,8cm, lề phải 3cm; khoảng cách dòng (line spacing) là 1,2, khoảng cách đoạn (paragraph) 6 pt; các ký hiệu, công thức, hình vẽ rõ ràng, chính xác (công thức toán học dùng Math Type, công thức hóa học dùng ACD/Chem sketch hoặc Science Helper for Word); hình vẽ, ảnh, bảng biểu phải nhỏ, gọn và đặt đúng vị trí, tên hình đặt phía dưới hình, tên bảng đặt phía trên bảng, có chú thích (Bảng biểu phải trên cùng một trang). Các thuật ngữ khoa học phải viết theo quy định chính thức của Nhà nước.
2. Cấu trúc
a) Tên bài báo: cần ngắn gọn nhưng thể hiện nội dung chính của bài báo, đề cập thẳng đến vấn đề bài báo muốn giải quyết; được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
b) Họ và tên tác giả.
c) Tóm tắt: Bài báo phải có phần tóm tắt (in nghiêng), không quá 10 dòng tiếng Việt và 10 dòng tiếng Anh. Phần tóm tắt có nội dung phản ánh được đầy đủ các kết quả nghiên cứu và ý cơ bản của bài báo. Phần tóm tắt bằng tiếng Việt đặt ở đầu bài, tiếng Anh đặt sau phần tài liệu tham khảo. (Ban Biên tập sẽ hỗ trợ phần tiếng Anh nếu tác giả không dịch).
d) Nội dung bài báo
Kết quả các công trình nghiên cứu khoa học, thông báo khoa học ngắn của cán bộ, giảng viên, học viên, các nhà khoa học trong và ngoài trường về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học nông nghiệp, v.v...
Bài báo đạt được các yêu cầu sau:
- Nội dung khoa học mới hoặc có giá trị thực tiễn hoặc được đúc kết từ thực tiễn/kinh nghiệm của chính tác giả.
- Kết quả NC mang lại sự tiến bộ nhất định trong tri thức khoa học chuyên ngành.
- Có kết luận quan trọng, rõ ràng.
*Cấu trúc phần nội dung
Có thể xây dựng theo một trong số các cấu trúc sau:
Cấu trúc 1 (thường dùng cho kết quả NCKH thuộc khoa học Tự nhiên, khoa học Kỹ thuật - Công nghệ, Khoa học XH&NV)
1. ĐẶT VẤN ĐỀ (hoặc MỞ ĐẦU)
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
…..
2.2. Phương pháp nghiên cứu
…..
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BÀN LUẬN
3.1. Chữ thường in đậm…..
3.1.1 Chữ thường in đậm…..
a…..
b…
4.KẾT LUẬN
Cấu trúc 2 (thường dùng cho kết quả NCKH thuộc Khoa học Giáo dục )
1. ĐẶT VẤN ĐỀ (hoặc MỞ ĐẦU)
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
…..
2.2. Phương pháp nghiên cứu
…..
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BÀN LUẬN
3.1. Chữ thường in đậm…..
3.1.1 Chữ thường in đậm…..
a. Chữ nghiêng ….
b…
4. CÁC BIỆN PHÁP/GIẢI PHÁP
……..
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Cấu trúc 3: (Thường dùng cho các bài nghiên cứu, phê bình thuộc Khoa học xã hội, nhân văn và giáo dục v.v…)
Có cấu trúc linh động tuỳ tác giả
đ) Danh mục tài liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo viết bằng tiếng của nước xuất bản tài liệu đó và ghi theo thứ tự sau:
Nếu tài liệu là sách: Tên tác giả, tên sách (in nghiêng), nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản.
Nếu là tạp chí: Tên tác giả, tên bài (in nghiêng), tên tạp chí, tập (số) (năm xuất bản) trang.
- Tài liệu lấy từ internet cần ghi rõ họ và tên tác giả, thời gian công bố, tên tài liệu, đường dẫn.
e) Các thông tin liên quan đến tác giả: họ tên, học hàm, học vị, cơ quan công tác, điện thoại, email của tác giả hoặc đồng tác giả.