Chủ nhật, 23/02/2025    
Tìm kiếm:    


 Tin mới nhất
 
 Chương trình đào tạo bậc cao đẳng,ngành Giáo dục Mầm non (năm 2024)
 CTĐT bậc ĐH, ngành Sư phạm Ngữ văn (cập nhật năm 2024)
 Chuẩn đầu ra CTĐT (cập nhật năm 2024)
 TKB học kì II, năm học 2024 - 2025 (từ ngày 09.12.2024)
 Danh sách sinh viên các học phần, học kì I, năm học 2024 - 2025
 TKB học kì I, năm học 2024 - 2025 (từ ngày 09.9.2024)
 TKB học kì I, năm học 2024 - 2025 (từ ngày 05.8.2024)
 TKB học kì I, năm học 2023 - 2024 (từ ngày 15.7.2024)
 Danh sách SV các học phần (học kì II, năm học 2023-2024)
 TKB học kì II, năm học 2023 - 2024 (từ ngày 19.02.2024)
   Đăng nhập  
  Tài khoản:  
  Mật khẩu:  
 
 
 TIN GIÁO DỤC VN VÀ THẾ GIỚI
     10 năm vẫn chưa xong đại học 19:43 04/02/2013 [1475]
 
  
     

Đó là thực trạng sinh viên thuộc diện thí sinh cử tuyển đầu vào ở một số trường ĐH, CĐ, học mãi vẫn chưa được ra trường...

Mãi chưa thể tốt nghiệp

Phát biểu trong hội nghị thi và tuyển sinh của Bộ GD-ĐT vào tháng 1 vừa qua, tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tây Nguyên, nói: “Hầu hết thí sinh (học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa) diện cử tuyển chủ yếu đều vào ngành y, trong khi các ngành kỹ thuật công nghệ rất thiếu thì không vào. Nhưng vấn đề đáng nói là ngành y học rất căng, học lực yếu quá sẽ khó khăn trong việc học và ra trường”.

Tương tự, năm 2012 Trường ĐH Tài chính - Marketing có 12 chỉ tiêu diện cử tuyển, các thí sinh này đều vào ngành tài chính ngân hàng và quản trị kinh doanh - ngành có điểm chuẩn cao nhất trường (17 - 19 điểm). Các năm qua, thí sinh cử tuyển vào Trường ĐH Y - Dược TP.HCM hầu hết cũng vào ngành bác sĩ đa khoa. “Với ngành mà điểm trúng tuyển gần 9 điểm/môn này thì nhiều sinh viên cử tuyển không theo nổi, có không ít thí sinh học mãi giờ vẫn chưa tốt nghiệp”, Phó giáo sư - tiến sĩ Đặng Văn Tịnh, Phó trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết. 

Tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM không quá 50%, sinh viên diện cử tuyển có thể tốt nghiệp, về sau trường chuyển sang hệ vừa làm vừa học để giải quyết đầu ra. Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng: “Thí sinh cử tuyển được ưu tiên không phải qua kỳ thi tuyển sinh chung của Bộ nên không thể kiểm soát đầu vào. Tuy nhiên các trường đều phải đảm bảo chất lượng nên siết chặt đầu ra”. Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Công tác học sinh - sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng cho biết: “Trung bình mỗi năm trường có trên dưới 20 chỉ tiêu cử tuyển. Sau khi học dự bị 1 năm tại Trường dự bị ĐH TP.HCM, trường mở lớp đào tạo riêng, kể cả thi cử cũng tổ chức riêng. Dù được ưu ái hơn trong quá trình đào tạo nhưng tỷ lệ sinh viên diện này tốt nghiệp đúng tiến độ chỉ khoảng 50%, và hầu hết chỉ xếp loại trung bình và trung bình khá. Thậm chí có những sinh viên đến nay năm thứ 10 vẫn chưa thể tốt nghiệp vì còn nợ môn”.

10 năm vẫn chưa xong đại học
Học sinh người dân tộc tỉnh Bình Phước tham gia chương trình Tư vấn mùa thi của BáoThanh Niên vào cuối tháng 1 vừa qua - (Ảnh: Đào Ngọc Thạch)

Không dễ được tuyển thẳng

Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, từ năm 2012 Bộ GD-ĐT đưa ra quy định mới về xét tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ thí sinh người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tại 62 huyện nghèo trong cả nước. Theo đó, hiệu trưởng các trường được giao quyền chủ động trong việc đưa ra các tiêu chí xét tuyển. Tuy nhiên sau một năm triển khai rất ít thí sinh diện này được tuyển thẳng vào các trường.

 

Chẳng hạn, Trường ĐH Tài chính - Marketing chỉ có 2 thí sinh, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM có 3, Trường ĐH Tây Nguyên dưới 10… Nguyên nhân do tiêu chí tuyển thẳng đặt ra quá cao so với trình độ của các thí sinh ở diện này. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM quy định thí sinh được xét tuyển thẳng phải có học lực từ khá trở lên. Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM quy định thí sinh các huyện nghèo phải có điểm thi tốt nghiệp THPT loại khá trở lên và các môn toán, lý, hóa trong 3 năm THPT phải đạt từ 7 điểm trở lên.

Một số trường thậm chí còn giới hạn chỉ tiêu xét tuyển thẳng với đối tượng này. Chẳng hạn, Trường ĐH Kinh tế quốc dân chỉ xét tuyển thẳng mỗi huyện không quá 1 chỉ tiêu. Bên cạnh đó, mỗi thí sinh xét tuyển vào phải có học lực 3 năm THPT đạt loại khá trở lên, các môn học tương ứng với 3 môn thi vào trường phải đạt 7 điểm trở lên và phải có hạnh kiểm tốt. Trường ĐH Ngoại thương chỉ xét tuyển không quá 1% tổng chỉ tiêu toàn trường. Đặc biệt, những thí sinh này phải xếp loại học lực các năm THPT và tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi…

Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết: “Năm ngoái trường không hạn chế xét tuyển đối tượng này. Nếu năm nay hồ sơ xin xét tuyển nhiều hơn trường sẽ đưa ra những quy định ràng buộc để không ảnh hưởng tới chỉ tiêu chung của trường”. Còn thạc sĩ Nguyễn Văn Đương giải thích: “Thực ra, học sinh người dân tộc thiểu số và học sinh nghèo khó có điều kiện để học giỏi. Nếu học giỏi thì đã có khả năng thi đậu mà không cần ưu tiên. Do vậy, việc các trường đưa ra những tiêu chí học lực khá, giỏi thì gây khó cho thí sinh nhưng nếu cứ xét trúng tuyển các thí sinh yếu kém vào những trường ĐH lớn thì rất khó cho trường trong khâu đào tạo. Cần phải có một cách nào đó để giải quyết mâu thuẫn của vấn đề này để chính sách ưu tiên thực sự hiệu quả”.

Chính sách cần phù hợp

Cho rằng những sinh viên này học khá yếu nên ông Đương đề xuất: “Nên chăng với các ngành như: y dược, kiến trúc, sư phạm... không nên đào tạo cử tuyển ở bậc ĐH”. Thạc sĩ Tuấn đồng tình: “Cử tuyển không nhất thiết phải học bậc ĐH hệ chính quy mà có thể ở bậc học thấp hơn hoặc hệ vừa làm vừa học để phù hợp với năng lực các em mà vẫn đảm bảo chính sách ưu tiên”.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạoTrường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, thông tin: “Với diện cử tuyển, trường chỉ đào tạo theo chỉ tiêu Bộ giao và danh sách thí sinh do tỉnh gửi lên. Sau khi đào tạo thì được đưa về địa phương nên hiệu quả sử dụng ra sao thì chưa biết nhưng trước mắt hiệu quả đào tạo là không nhiều. Bởi lẽ, sinh viên học quá yếu, thời gian học kéo dài, địa phương phải trả nhiều tiền”. Tiến sĩ Dũng cũng đề xuất: “Với những ngành đặc thù như: y dược và sư phạm, sinh viên diện này cũng nên qua thi tuyển để đạt một trình độ nào đó, thấp nhất phải bằng điểm sàn để có thể đeo đuổi việc học tập”.

Các chế độ ưu tiên

Nghị định số 134 năm 2006 của Chính phủ về Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ ĐH, CĐ, TC thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ghi rõ: Cử tuyển là việc tuyển sinh không qua thi tuyển vào ĐH, CĐ, TC để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ ĐH, CĐ, TC. Người theo học diện này được cấp kinh phí đào tạo và học bổng, không phải qua thi tuyển và được phân công công tác sau khi tốt nghiệp.

Điều 33 Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 ghi rõ: Đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số, có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại 62 huyện nghèo, nếu học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp THPT tại các huyện này, thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học.

 
                                                                                                                                                   Theo báo GD và TĐ.

 
Các tin khác liên quan :

      Xu hướng đào tạo nhân lực nào cho nền kinh tế hội nhập? 10:13 29/04/2016 [1482]


      "Đại học Việt đang dạy nhiều kiến thức cách đây 60 năm" 10:10 29/04/2016 [1474]


      Tân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Nhiệm vụ quan trọng là tạo niềm tin". 10:02 29/04/2016 [1474]



 Thông báo
 
 Mẫu kê khai công việc năm học 2019 - 2020
 Mẫu bản kiểm điểm đảng viên 2019
 Mẫu phiếu đánh giá, phân loại CBVC năm học 2018 - 2019
 Thư ngỏ của chi đoàn CBGV về việc tổ chức hoạt động Vui tết thiếu nhi tại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Hồng Sơn
 Thông báo tổ chức Hội thảo khoa học cấp khoa năm 2019.
 Mẫu cam kết học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2019
 Thông báo kê khai công việc thực hiện trong HK I (2018-2019)
 Thông báo họp mặt đầu năm Kỷ Hợi
 Bài thu hoạch học tập Nghị quyết TW 8, khóa XII (tham khảo)
 Mẫu bản kiểm điểm cá nhân của đảng viên

 Tin quan trọng
 
 TKB học kì II, năm học 2024 - 2025 (từ ngày 09.12.2024)
 Chuẩn đầu ra CTĐT (cập nhật năm 2022)
 TKB học kì I, năm học 2023 - 2024 (từ ngày 07.8.2023)
 Thông báo về việc đăng ký học phần học kì I, năm học 2023 - 2024
 Triết lý giáo dục của khoa Sư phạm Xã hội
 Khoa Sư phạm Xã hội tổ chức buổi chia tay thầy Nguyễn Đăng Động về nghỉ hưu
 Khoa Sư phạm Xã hội tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
 Khoa Sư phạm Xã hội tổ chức lễ kết nạp Đảng cho 2 đoàn viên ưu tú
 Mẫu kê khai công việc năm học 2019 - 2020
 Công đoàn khoa Sư phạm Xã hội tổ chức Ngày Quốc tế thiếu nhi

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Thông báo về việc đăng ký học phần học kì I, năm học 2023 - 2024
 Lịch công tác khoa SP Xã hội tuần thứ 24,năm học 2019-2020 (từ 30/12/2019 đến 05/01/2019)
 Khoa Sư phạm Xã hội tổ chức Họp mặt kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2019)
 Thư ngỏ của chi đoàn CBGV về việc tổ chức hoạt động Vui tết thiếu nhi tại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Hồng Sơn
 Công văn tuần 43 (từ 13/5 đến 19/5/2019)
 Lịch công tác khoa SP Xã hội tuần thứ 44,năm học 2018-2019 (từ 20/5/2019 đến 26/5/2019)
 Thông báo tổ chức Hội thảo khoa học cấp khoa năm 2019.
 Hoạt động tình nguyện Đông ấm áp- xuân yêu thương 2019 của LCĐ SPXH tại Trường TH và THCS Ba Lế, Ba Tơ
 Thời khóa biểu khoa Sư phạm Xã hội HK II, năm học 2018 - 2019 (Áp dụng từ ngày 21/01/2019)
 Thời khóa biểu khoa Sư phạm Xã hội HK II, năm học 2018 - 2019 (Áp dụng từ ngày 14/01/2019)