Nhóm nghiên cứu Hóa - Sinh - Môi trường
  Chủ nhật, 23/02/2025     Website đang xây dựng
Tìm kiếm:    
  •  
Trang chủ Sứ mạng-Mục tiêu Thành viên Nghiên cứu Công trình Trang thiết bị Hình ảnh Liên hệ
 .123
     Quy định về tổ chức và hoạt động của nhóm nghiên cứu Hóa – Sinh – Môi trường (CBE_PDU) 08:12 21/03/2017 [1473]
 
  
     

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 QUY ĐỊNH

Về tổ chức và hoạt động của Nhóm nghiên cứu Khoa học và Công nghệ
có tên “Hóa – Sinh – Môi trường” (CBE_PDU)

(Ban hành kèm theo quyết định số: 600/QĐ-ĐHPVĐ, ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng)

 1. Tổ chức

       - Nhóm nghiên cứu khoa học có tên “Hóa – Sinh – Môi trường” (CBE_PDU) trực thuộc trường, hoạt động trên cơ sở tự nguyện, tuân theo Luật Khoa học của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và theo Quy định về hoạt động Khoa học và Công nghệ của Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

       - Thành viên của nhóm là các giảng viên, chuyên gia có chuyên môn phù hợp hiện đang công tác tại trường, bao gồm năm thành viên trong đó có một trưởng nhóm và một thư ký. Trong quá trình hoạt động, nhóm được phép mời thêm các giảng viên, chuyên gia trong và ngoài trường cộng tác để thực hiện các đề tài, dự án cụ thể.

2. Mục tiêu

       Các mục tiêu chính của nhóm nghiên cứu khoa học “Hóa – Sinh – Môi trường” cần đạt được trong quá trình hoạt động:                                                                                                                         

      - Xác định được những vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực hóa học, sinh học và môi trường cần giải quyết.

     - Thực hiện nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ, đồng thời hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với các cá nhân, cơ quan, đơn vị khác trong và ngoài tỉnh trong các lĩnh vực hóa học, sinh học và môi trường.

     - Nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức cho cán bộ kỹ thuật, giảng viên trẻ về các lĩnh vực hóa học, sinh học và môi trường, phục vụ công tác đào tạo trong các lĩnh vực có liên quan đến chuyên môn của nhóm.

3. Chức năng, nhiệm vụ

3.1. Chức năng

       Phối hợp với các cơ quan hành chính, sự nghiệp trong tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp, người lao động để phát hiện và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cho các vấn đề thực tiễn; tham mưu cho Lãnh đạo nhà trường, Hội đồng khoa học trường và chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực hóa học, sinh học và môi trường.

3.2. Nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu khoa học

       - Xác định các hướng nghiên cứu chính và đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ cần tập trung nghiên cứu, giải quyết trong các lĩnh vực có liên quan đến chuyên môn của nhóm.

       - Tổ chức triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.

       - Tìm kiếm và xin tài trợ cho nghiên cứu từ các nguồn trong và ngoài nước.

       - Đề xuất, tổ chức nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực có liên quan nhằm giải quyết các nhu cầu cấp bách của địa phương.

       - Hỗ trợ cho giảng viên, sinh viên, cán bộ nghiên cứu trong và ngoài trường trong việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và trao đổi thông tin khoa học.

       - Kết nối, liên kết với các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước cùng hợp tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hóa học, sinh học và môi trường.

       - Tổ chức, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đề trong lĩnh vực hóa học, sinh học và môi trường.

4. Điều kiện hoạt động

       Để nhóm nghiên cứu "Hóa - Sinh - Môi trường" hoạt động có hiệu quả, Nhà trường sẽ hỗ trợ một số vấn đề như sau:

       - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và không gian làm việc theo đề xuất của nhóm.

       - Ưu tiên kinh phí thực hiện các đề tài theo định hướng và kế hoạch nghiên cứu.

       - Tạo điều kiện cho nhóm tham gia các đề tài cấp tỉnh, cấp bộ, cấp nhà nước.

       - Tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu, trao đổi khoa học trong nước và quốc tế.

5. Kinh phí hoạt động

       - Kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ;

       - Kinh phí hỗ trợ của Trường Đại học Phạm Văn Đồng;

       - Kinh phí hỗ trợ nghiên cứu khoa học từ cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và ngoài tỉnh;

       - Kinh phí từ các hợp đồng sản xuất. 

 
Các tin khác liên quan :

      SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP NHÓM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HÓA – SINH – MÔI TRƯỜNG 07:37 21/03/2017 [1473]


  
   Đăng nhập  
  Tài khoản :  
  Mật khẩu:  
 
 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
Nhóm nghiên cứu Hóa - Sinh - Môi trường